tailieunhanh - Soạn bài hầu trời - Tản Đà
Tản Đà (1889 - 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ra bên núi Tản sông Đà, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay là Ba Vì, Hà Tây) nên lấy bút danh là Tản Đà. Tản Đà sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng và văn học nghệ thuật. Là con trai của quan án sát tỉnh Ninh Bình Nguyễn Danh Kế và một đào nương tên là Nhữ Thị Nghiêm, vì vậy Tản Đà không chỉ say mê ca trù mà còn rất am hiểu về nhạc dân gian | Soạn bài hầu trời - Tản Đà Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tản Đà 1889 - 1939 tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ra bên núi Tản sông Đà huyện Bất Bạt Sơn Tây nay là Ba Vì Hà Tây nên lấy bút danh là Tản Đà. Tản Đà sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng và văn học nghệ thuật. Là con trai của quan án sát tỉnh Ninh Bình Nguyễn Danh Kế và một đào nương tên là Nhữ Thị Nghiêm vì vậy Tản Đà không chỉ say mê ca trù mà còn rất am hiểu về nhạc dân gian. Ông thành thạo xẩm chèo và cải lương đồng thời thông tỏ về từ khúc nhạc cung đình Trung Quốc . Tản Đà là đại diện tiêu biểu của kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời là người đầu tiên mang văn chương ra bán phố phường . Sáng tác của Tản Đà thể hiện một cá tính nghệ sĩ tài hoa tài tử. Tản Đà viết cả văn và làm thơ nhưng ông nổi tiếng với tư cách nhà thơ hơn. Thơ Tản Đà mang màu sắc cổ điển về hình thức và mới mẻ về nội dung ông được gọi là cầu nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Là thi sĩ tài hoa và đa tình ông viết nhiều về tình yêu. Đồng thời thơ Tản Đà còn thể hiện tính dân tộc rõ nét từ hình thức đến nội dung. Trong thơ ông lòng yêu nước yêu quê hương được biểu hiện rất phong phú và đa dạng khi thì trực tiếp khi thì gián tiếp. Tác phẩm chính Về thơ có Khối tình con I II III Còn chơi Thơ Tản Đà. Về văn xuôi có Giấc mộng lớn Giấc mộng con I II Tản Đà văn tập. 2. Tác phẩm Hầu trời được xếp trong tập Còn chơi 1921 là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tản Đà. Bài thơ được viết dưới dạng tự sự kể một tình huống tưởng tượng cảnh nhà thơ lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe. Qua đó thể hiện ý thức cá nhân và thái độ của nhà thơ về nghề văn về cuộc đời. II Phân tích Tản Đà được coi là người nằm vắt mình qua hai thế kỉ là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ là người đặt nền móng cho thơ mới. Những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông là đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn này giai đoạn văn học dân tộc có những bước
đang nạp các trang xem trước