tailieunhanh - G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH_5

(411)Sự tất yếu và cần thiết phải có một lịch sử của Tinh thần để hiểu bản thân Tinh thần. Những gì Tinh thần là “tự-mình” (hay “cho-ta”) chỉ có thể biện minh bằng tiến trình nó trở thành “cho mình”. | G. W. G. Hegel HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN Phần 7 A A LÝ TÍNH SỰ XÁC TÍN VÀ SỰ THẬT CỦA LÝ TÍNH 411 Sự tất yếu và cần thiết phải có một lịch sử của Tinh thần để hiểu bản thân Tinh thần. Những gì Tinh thần là tự-mình hay cho-ta chỉ có thể biện minh bằng tiến trình nó trở thành cho mình . 412 Vậy ở đây Phạm trù là sự thống nhất của Tư duy và Tồn tại nhưng là một sự thcíng nhất chưa được phát triển một cách cụ thể. 413 Phạm trù là tính bản chất . của cái hiện hữu nói chung ám chỉ học thuyết về phạm trù của Aristote. Khi nói về phạm trù như là tính bản chất của cái đang hiện hữu Wesenheit des Seienden Hegel mucin nói đến Khái niệm ousia Hy lạp bản thể tính bản chất của Aristote. Xem Aristote Categoriae Các phạm trù 7E Siêu hình học. và của cái hiện hữu đối lập lại với ý thức là ám chỉ quan niệm về phạm trù của Kant như là sự quy định về cái hiện hữu được ý thức hình dung như là đối tượng của kinh nghiệm. 414 Ám chỉ cái Tự mình das Ansich theo nghĩa là Vật-tự thân Ding-an sich của Kant. Ở đây là phần phê phán của Hegel đối với Kant và Fichte tiếp nối phần phê phán đã trình bày trong quyển Glauben und Wissen Tin và Biết ở thời kỳ Jena bản Lasson phê phán Kant tr. 235 phê phán Fichte tr. 313 . 415 Ám chỉ và phê phán rất nặng lời đối với cách làm của Kant đề ra Bảng các phạm trù bằng đường vòng thông qua manh mối Leitfaden của Bảng các chức năng phán đoán . Xem Kant Phê phán lý tính thuần túy B 105 và tiếp . Trước hết Kant khẳng định tính đồng nhất của Tự-ý thức ông gọi là sự thống nhất tổng hợp nguyên thủy của Thông giác siêu nghiệm rồi sau đó là danh mục các phạm trù mà cố tình không biện minh. Hegel xem đây là sự cam kết hay khẳng quyết chủ quan không nói lên được sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại. Trái lại Fichte đã nhận ra sự cần thiết của một sự diễn dịch thực sự nhưng cũng không làm triệt để và rơi vào tính vô tận tồi . 416 Phạm trù thuần túy hay nhất thể trực tiếp trở thành cái nhất thể phủ định thành tính cá biệt mà vận động của nó là phủ định và không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN