tailieunhanh - Lịch sử ĐCS Việt Nam-Bài 1: Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930)_1

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ XX, | Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 1 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1911-1930 I. CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐẦU THÉ KỶ XX Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ XX phù hợp xu thế phát triển của thời đại. 1. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam Cuối thế kỷ XIX sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt xuất nhập khẩu khai thác mỏ giao thông vận tải ngân hàng tài chính thuốc phiện muối rượu chiếm đất lập đồn điền lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ khiến cho dân ta càng nghèo khổ nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng thực hành chính sách chuyên chế vềchính trị làm cho dân ta không có một chút tự do dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta chúng thực hiện chính sách chia để trị . Cùng với độc quyền về kinh tế chuyên chế về chính trị về văn hoá thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ. Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi từ một xã hội phong kiến độc lập Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Về cơ cấu xã hội bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu xuất hiện giai cấp công nhân giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản. Nhân dân ta bị bần cùng hoá công nhân nông dân nghèo đói tiểu tư sản phá sản trí thức thất nghiệp tư sản dân tộc địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép. Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến mâu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN