tailieunhanh - CHÍ KHÍ ANH HÙNG - NGUYỄN DU (Trích “Truyện Kiều”)
Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường (một gái giang hồ và một là giặc) đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo và nhạy cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là. | CHÍ KHÍ ANH HÙNG - NGUYỄN DU Trích Truyện Kiều - GỢI DẪN-I 1. Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường một gái giang hồ và một là giặc đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh khéo léo và nhạy cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng hiếm có trong thiên hạ là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng. Nhưng dù yêu quý trân trọng Từ Hải Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự nghiệp anh hùng. 2. Cách đọc một nhân vật lí tưởng của Nguyễn chậm thể hiện chí khí khát khao vẫy vùng của nhân vật Từ Hải - KIẾN THỨC CƠ BẢN-II Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm trước hết là một anh hùng cái thế đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh là vì việc nghĩa là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc chợt động lòng bốn phương thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang với thanh gươm yên ngựa lên đường đi thẳng. Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư trời bể mênh mang con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải. Tác giả dựng lên hình ảnh Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không Không vì hai chữ thẳng giong có người giải thích là vội lời chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung
đang nạp các trang xem trước