tailieunhanh - TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG BÀI THƠ NHÀN

Tham khảo bài viết 'triết lý nhân sinh của nguyễn bỉnh khiêm trong bài thơ nhàn', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG BÀI THƠ NHÀN Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491 - 1585 sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam Lê - Mạc xưng hùng Trịnh -Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại lánh đời thoát tục tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy tìm về với nhân dân đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo vừa thâm thúy. Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn dù ai vui thú nào Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống ngư tiều canh mục như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra sự hiện diện của mai cuốc cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng .