tailieunhanh - Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 5

Vận dụng thực tế Nguồn ngân sách ở các cơ sở y tế luôn hạn chế, vì vậy cần lựa chọn ưu tiên cho các hoạt động và định mức cho từng hoạt động cho phù hợp. | 2. Vận dụng thực tế Nguồn ngân sách ở các cơ sở y tế luôn hạn chế vì vậy cần lựa chọn ưu tiên cho các hoạt động và định mức cho từng hoạt động cho phù hợp. Tìm kiếm huy động nguồn lực từ cộng đồng là nhiệm vụ cần phải thực hiện của các cơ sở y tế tuy nhiên cần dựa vào tình hình thực tế của mỗi địa phương mà tìm nguồn cung cấp cho phù hợp. 3. Tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Y tế Công cộng. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. NXB Y học 2002. 2. Bộ môn Kinh tế y tế Trường cán bộ quản lý Y tế. Kinh tếy tế. NXB Y học. 1999. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn Kinh tế y tế. Bài giảng Kinh tế y tế. NXB Y học 2002. 4. David man. Modern Microeconomic. Analysis and application. Times miroshork college publishing 1996. 5. Việt Nam population Health Nutrition Sector Review WB 1992 P 111. 6. Phạm Mạnh Hùng. Quản lý y tế tìm tòi học tập và trao đổi. NXB Hà Nội 2004. 31 CHI PHÍ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng 1. Phân tích mục đích và nguyên tắc phân tích chi phí. 2. Trình bày cách tính một số loại chi phí. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của tính toán chi phí khi cung cấp dịch vụ y tế 1. Khái niệm chi phí Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ Trong ngành y tế chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch vụ y tế. Chi phí không có nghĩa là chi tiêu chi tiêu là tiền được chuyển để mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Sự đặt giá không có nghĩa là chi phí sự đặt giá được lập ra do thị trường hoặc qui luật Sự đặt giá có thể không phản ánh được chi phí thực của sản phẩm. Trên nền kinh tế thị trường mọi kinh doanh đều đối mặt với cạnh tranh. Muốn tồn tại mọi tổ chức đều phải tính toán đến chi phí. 2. Mục đích phân tích chi phí trong chăm sóc sức khoẻ Nguồn lực nói chung và nguồn lực dành cho chăm sóc sức khoẻ nói riêng ngày càng khan hiếm. Do vậy việc sử dụng nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất là điều mà mọi nhà quản lý đều quan tâm. Về nguyên tắc có hai cách nâng cao hiệu quả sử