tailieunhanh - Báo cáo "Các qui định về bình đẳng giới trong lĩnh vực luật lao động, đối chiếu và khuyến nghị "

Trong những năm gần đâu bình đẳng giới tính trở thanh vấn đề vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại . Trong bối cảnh đó, Luật bình đẳng giới đầu tiên của Việt Nam đã được thông qua vào kì họp thứ mười Quốc hội khóa XI, ngày 29/11/2006 | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl CÁC QUY ĐỊNH VỂ BÌNH đẲnG giới trong lĩnh vực LUẬT LAO ĐỘNG ĐỐI CHIẾU VÀ KHUYẾN NGHỊ Trong những năm gần đây bình đẳng giới trở thành vấn đề vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Trong bối cảnh đó Luật bình đẳng giới đầu tiên của Việt Nam đã được thông qua vào kì họp thứ mười Quốc hội Khóa XI ngày 29 11 2006. Dù mới chủ yếu mang tính nguyên tắc nhưng Luật này vẫn là mốc đặc biệt quan trọng khi chúng ta chưa có luật về chống phân biệt đối xử. 1 Nó chi phối rộng rãi tới các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình liên quan tới mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức cá nhân. Tuy nhiên khi Luật bình đẳng giới chủ yếu quy định những vấn đề có tính nguyên tắc thì việc thực hiện nó cần được đặt trong điều kiện sửa đổi bổ sung các đạo luật bộ luật chuyên ngành có liên quan đến bình đẳng giới hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn hợp lí các nguyên tắc chung đã được quy định. Điều đó rất cần thiết để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực luật lao động vì BLLĐ được soạn thảo cách đây đã hơn một thập kỉ thông qua năm 1994 . Khi đó chúng ta chưa có điều kiện xem xét tổng thể vấn đề bình đẳng giới chưa xác định các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới trên thực tế nên một số quy định của BLLĐ có thể không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Để làm rõ các nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực luật TS. NGUyẾN THỊ KIM PHỤNG lao động bài viết này nhằm hệ thống đánh giá lại những quy định liên quan đến bình đẳng giới trong luật lao động và đưa ra những khuyến nghị cho việc hoàn thiện chế định bình đẳng giới trong lĩnh vực này. Hi vọng những khuyến nghị này có thể được tham khảo trong quá trình hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới hoặc khi sửa đổi bổ sung tổng thể các quy định của Bộ luật lao động BLLĐ . 1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo nghề Để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo Luật bình đẳng giới quy định Nam nữ được bình đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN