tailieunhanh - Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _20

CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. III. LINH HOẠT NHƯNG KIÊN QUYẾT VỚI PHƯƠNG NAM Trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia phía nam vào thời Lý -Trần chủ yếu là quan hệ với Chiêm Thành. | Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH GIỮ YÊN BIÊN THÙY KIẾN TẠO HÒA BÌNH XÂY DỰNG đất NƯỚC. III. LINH HOẠT NHƯNG KIÊN QUYẾT VỚI PHƯƠNG NAM Trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia phía nam vào thời Lý -Trần chủ yếu là quan hệ với Chiêm Thành. Như đã trình bày trong phần trên ở mặt nam tây nam quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần ngoài Chiêm Thành còn có các tộc Lão Qua sử còn chép là Ai Lao và Chân Lạp. Vào thời này Lão Qua Chân Lạp từng có quan hệ giao hảo với Đại Việt dưới dạng cống nạp. Tuy nhiên cũng có lúc không mấy êm ả vì hành động quấy rối cướp phá vùng biên địa khiến nhà nước Lý -Trần phải đem quân đánh dẹp. Nhưng các biểu hiện trên xuất hiện không nhiều không phải là mối quan tâm chính của nhà nước thời này. Về phía nam nhà nước Lý - Trần đặc biệt quan tâm đến Chiêm Thành. Điều đó có lý do và nguồn gốc lịch sử của nó. Chiêm Thành và Đại Việt mặc dù có lịch sử lập nước sớm muộn khác nhau có cội nguồn văn hóa văn minh khác nhau nhưng đều là quốc gia nhỏ bé trong khu vực ở vào đường giáp ranh của hai nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Thế nhưng từ khi lập nước thế kỷ II trên dải đất hẹp ven biển phía đông Trường Sơn từ Đèo Ngang trở vào với các tên gọi Lâm Ấp các thế kỷ II - VII Hoàn Vương các thế kỷ VIII - IX rồi Chiêm Thành Chăm Pa từ thế kỷ IX họ vẫn thường xuyên cướp phá tiến công bên ngoài dãy Hoành Sơn. Là cư dân nông nghiệp nương rẫy kết hợp với ít nhiều lúa nước trải dọc ven biển người Chiêm đồng thời rất thiện nghề biển. Họ thường tổ chức đánh phá Đại Việt bằng đường biển. Bước vào thời kỳ độc lập tự chủ thời quốc gia Đại Cồ Việt năm 979 chúa Chiêm huy động đoàn chiến thuyền đưa Ngô Nhật Khánh cựu sứ quân Phò mã của vua Đinh vì thù riêng đã chạy sang Chiêm Thành - theo đường biển vào vùng cửa sông Đáy ngày nay nhằm tấn công kinh đô Hoa Lư. Gặp bão tố thuyền chiến bị đắm hết chỉ có thuyền của chúa Chiêm thoát được về nước1. Sử còn chép vào năm 982 thời tiền Lê Lê Hoàn đã cử Từ Mục và Ngô

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.