tailieunhanh - Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _14

CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. II. MỀM DẺO NHƯNG KIÊN QUYẾT TRONG QUAN HỆ VỚI PHƯƠNG BẮC Trong hoạt động đối ngoại của các nhà nước phong kiến Việt Nam thời trung đại nói chung, thời Lý - Trần nói riêng, quan hệ với Trung Hoa ở phía Bắc nổi lên hàng đầu và là mối quan tâm bậc nhất. Lý do khá rõ ràng. . | Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH GIỮ YÊN BIÊN THÙY KIẾN TẠO HÒA BÌNH XÂY DỰNG đất NƯỚC. II. MỀM DẺO NHƯNG KIÊN QUYẾT TRONG QUAN HỆ VỚI PHƯƠNG BẮC Trong hoạt động đối ngoại của các nhà nước phong kiến Việt Nam thời trung đại nói chung thời Lý - Trần nói riêng quan hệ với Trung Hoa ở phía Bắc nổi lên hàng đầu và là mối quan tâm bậc nhất. Lý do khá rõ ràng. Trong suy nghĩ và hành động của các nhà nước phong kiến Trung Hoa cho đến cận đại - nhà Thanh bao giờ họ cũng nhìn nhận Đại Việt - Việt Nam quốc hiệu từ năm 1804 thời Gia Long như một nước chư hầu phiên thuộc phải thần phục. Dường như sau hơn 1000 năm đô hộ với tư thế là một quốc gia lớn mạnh có quan hệ liền kề về không gian lãnh thổ có nhiều nét tương đồng về văn hóa văn minh các tập đoàn phong kiến cầm đầu đế chế Trung Hoa tự cho mình quyền che chở định đoạt của Thiên triều đối với một nước nhỏ ở phía nam mặc dù ách đô hộ đã thực sự chấm dứt từ đầu thế kỷ X. Hiệp ước Thiên Tân ký ngày 9-6-1885 giữa Pháp và nhà Thanh nhằm phân chia quyền lợi của họ ở Việt Nam là một bằng chứng. Từ thế kỷ XI các nhà nước thời Lý - Trần hẳn đã nhận thức được điều đó. Tuy nhiên tranh thủ sự hỗ trợ ủng hộ của quốc gia láng giềng trong tinh thần hòa hiếu tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại là cần thiết không có cách nào khác tốt hơn điều đó trong quan hệ đối ngoại bất kỳ ở đâu và lúc nào. Đặc biệt quốc gia Đại Việt trong tương quan với Trung Hoa một quốc gia có lịch sử dựng nước lâu đời rộng lớn với một nền văn minh rực rỡ đầy hấp dẫn của phương Đông cổ trung đại thì sự tranh thủ đó lại càng cần thiết. Dường như lịch sử đã tạo điều kiện và tiền đề cho mối quan hệ đó tiếp diễn với những nét đặc biệt. Tuy nhiên quan hệ đối ngoại và hệ quả của nó bao giờ cũng tùy thuộc vào cả hai bên hữu quan. Ở đây mưu đồ lập lại nền đô hộ trên đất Đại Việt vẫn thường trực ở phía Tống Nguyên Minh nhưng giữ vững quyền tự chủ quốc gia Đại Việt do người Việt làm chủ là điều bất di bất dịch không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.