tailieunhanh - Báo cáo " Góp ý kiến sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính "

Góp ý kiến sửa đổi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính | XÂy DƯNG PHÁP LUẬT GÓPÝKỂNSỬAĐổlPHÁPựNHniỦTỊCGIẢlỌlYẾTCÁCVỊIÁNHANHCHÍNH Giải quyết khiếu nại và giải quyết vụ án hành chính là những phương thức khác nhau được nhà nước sử dụng để giải quyết các tranh chấp hành chính. Mỗi cách giải quyết có những ưu nhược điểm riêng. Giải quyết khiếu nại được thực hiện bởi cơ quan hành chính - cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước với những điều kiện thuận lợi về sự am hiểu các quy định làm cơ sở cho các quyết định hành chính QĐHC hành vi hành chính HVHC bị khiếu nại về số lượng và chất lượng các thông tin trong lĩnh vực quản lí liên quan đến QĐHC và HVHC bị khiếu nại nên việc giải quyết khiếu nại có thể nhanh chóng chính xác. Đây cũng là cách để cơ quan hành chính có cơ hội tự sửa chữa những sai sót của mình nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lí và thu phục lòng dân. Tuy nhiên việc thừa nhận sai lầm của mình của cán bộ thuộc quyền của cấp dưới không phải là vấn đề dễ dàng. Trong khi đó toà án là cơ quan độc lập với cơ quan hành chính nên có thể khách quan vô tư khi phán xét các QĐHC HVHC bị khiếu kiện nhưng sự hiểu biết của toà án về các vấn đề quản lí hành chính có liên quan rõ ràng là không bằng chính cơ quan hành chính. Sự tồn tại hai phương thức giải quyết tranh chấp này có giá trị bổ khuyết cho nhau. Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện các Ths. BÙI THỊ ĐÀO quy định của pháp luật về từng phương thức giải quyết tranh chấp và chú ý mối tương quan giữa chúng. Một số vấn đề được bàn đến sau đây cũng để góp phần đạt tới mục đích chung đó. 1. Đối tượng khiếu kiện Pháp luật hiện hành quy định cá nhân cơ quan tổ chức chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với các QĐHC HVHC sau khi đã khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết các quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống đã khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại. Như vậy đối tượng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN