tailieunhanh - Báo cáo " Một số ý kiến về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 "

Một số ý kiến về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl A if 9 V 9 Ẵ MỘT SỐ Ý KIẾN VÊ CÁN CỨKHÁNG NGHỊ GIÁM Đốc THẤM THEO ĐỀU 273 BỘ LUẬT Tố TỤNG HÌNH SựNĂM 2003 Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là một trong những đặc trưng cơ bản để xác định bản chất của giám đốc thẩm. Những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 273 BLTTHS năm 2003. Những quy định này chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách chính thức dẫn đến việc giải thích và áp dụng các căn cứ này trong thực tiễn xét xử không thống nhất và chưa thực sự đúng đắn. Qua quá trình nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn xét xử chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về vấn đề này. 1. Căn cứ thứ nhất - việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ Theo các quan điểm của một số nhà khoa học pháp lí hiện nay xét hỏi tại phiên toà phiến diện không đầy đủ thường được giải thích chung là việc hội đồng xét xử đã xét hỏi sơ sài đại khái không thẩm tra xác minh đầy đủ các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ chỉ nặng về chứng cứ buộc tội tình tiết tăng nặng mà coi nhẹ chứng cứ gỡ tội tình tiết giảm nhẹ hoặc không xem xét đến chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án. 1 Cách giải thích này chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm phiến diện và đầy đủ. Một cách giải thích khác có sự phân biệt giữa phiến diện và không đầy đủ xác định việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện ThS. PHAN THANH MAI là việc điều tra không khách quan có định kiến trước chỉ chú ý đến chứng cứ buộc tội hoặc chỉ chú ý đến chứng cứ gỡ tội. Còn việc điều tra xét hỏi tại phiên toà không đầy đủ là hoạt động điều tra tại phiên toà còn thiếu những tình tiết những chứng cứ mà theo quy định của pháp luật tố tụng phải được xem xét tại phiên toà nếu thiếu nó thì chưa đủ căn cứ để xác định bị cáo có phạm tội hay không. Đồng thời cho rằng thường thì nếu điều tra xét hỏi không đầy đủ sẽ dẫn đến phiến diện hoặc ngược lại. 2 Cách giải thích này cũng chưa thật sự chính xác bởi lẽ Thứ nhất Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà có thể .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
34    212    1    28-04-2024
46    187    0    28-04-2024
20    198    2    28-04-2024
24    109    0    28-04-2024
8    109    0    28-04-2024
8    86    0    28-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.