tailieunhanh - CHƯƠNG XI LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM
Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thời kỳ cộng đồng nguyên thủy chưa có giai cấp, chưa có nhà nước. Trong xã hội cộng sản văn minh, khi không còn đối kháng giai cấp và nhu cầu cai trị xã hội bằng bạo lực nữa thì nhà nước sẽ “tiêu vong”. Nhà nước ra đời do các nguyên nhân: - Sự phát triển của LLSX trong các bộ lạc nguyên thủy dẫn đến sự thay thế chế độ. | CHƯƠNG XI LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC 1. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước a) Nguồn gốc của nhà nước Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thời kỳ cộng đồng nguyên thủy chưa có giai cấp, chưa có nhà nước. Trong xã hội cộng sản văn minh, khi không còn đối kháng giai cấp và nhu cầu cai trị xã hội bằng bạo lực nữa thì nhà nước sẽ “tiêu vong”. Nhà nước ra đời do các nguyên nhân: - Sự phát triển của LLSX trong các bộ lạc nguyên thủy dẫn đến sự thay thế chế độ công hữu bằng chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng: giai cấp này bóc lột sức lao động của giai cấp khác. - Chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các bộ lạc dẫn đến việc hình thành những tổ chức xã hội phức tạp hơn (bộ tộc). Quyền lực của các thủ lĩnh bộ lạc, bộ tộc ngày càng tăng và trở thành đối lập với nhân dân. Những nguyên nhân trên làm cho mâu thuẫn . | CHƯƠNG XI LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC 1. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước a) Nguồn gốc của nhà nước Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thời kỳ cộng đồng nguyên thủy chưa có giai cấp, chưa có nhà nước. Trong xã hội cộng sản văn minh, khi không còn đối kháng giai cấp và nhu cầu cai trị xã hội bằng bạo lực nữa thì nhà nước sẽ “tiêu vong”. Nhà nước ra đời do các nguyên nhân: - Sự phát triển của LLSX trong các bộ lạc nguyên thủy dẫn đến sự thay thế chế độ công hữu bằng chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng: giai cấp này bóc lột sức lao động của giai cấp khác. - Chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các bộ lạc dẫn đến việc hình thành những tổ chức xã hội phức tạp hơn (bộ tộc). Quyền lực của các thủ lĩnh bộ lạc, bộ tộc ngày càng tăng và trở thành đối lập với nhân dân. Những nguyên nhân trên làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Xã hội cần phải có một tổ chức bạo lực để duy trì xã hội nằm “trong vòng trật tự” phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. - Nhà nước do giai cấp có thế lực mạnh nhất trong xã hội, tức giai cấp thống trị về kinh tế lập ra, trước hết là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp đó. Ph. Ăngghen viết: “Vậy nhà nước quyết không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nó cũng không phải là cái “hiện thực của ý niệm đạo đức”, là “hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêgen khẳng định. Đúng ra, nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được”. “Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và .
đang nạp các trang xem trước