tailieunhanh - CHƯƠNG 1 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN

I. LÃNH THỔ QUỐC GIA, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ QUÂN SỰ Nước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phấn Trung Bộ ngày nay. | CHƯƠNG 1 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN I. LÃNH THỔ QUỐC GIA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ QUÂN Sự Nước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phấn Trung Bộ ngày nay. Phía đông có biển và các hải đảo phía bắc cùng biên giới với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng Quảng Đông và Quảng Tây lúc đó thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vương quốc Nam Chiếu Đại Lý ở vùng Vân Nam phía tây giáp lãnh thổ các bộ tộc Lão Qua Chân Lạp phía nam giáp vương quốc Chăm Pa Chiêm Thành . Từ khi giành được độc lập vào đầu thế kỷ X cho đến cuối thế kỷ XIV nhân dân Đại Việt đã trải qua một quá trình lâu dài gian khổ của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau hơn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ qua nhiều lần chia cắt tách nhập từ Nam Việt của Triệu Đà đến Giao Chỉ bộ thời Hán An Nam đô hộ phủ thời Đường một phần lãnh thổ ở phía bắc nước ta bị phong kiến ngoại bang bấy giờ là nhà Nam Hán chiếm giữ. Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy năm 905 quyền tự chủ của dân tộc được lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ Cửu Chân tức vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Các triều đại Ngô Đinh và Tiền Lê kế tiếp nhau củng cố nền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kinh đô nước ta thời Ngô là Cổ Loa Đông Anh - ngoại thành Hà Nội . Thời Đinh Lê tên nước là Đại Cồ Việt kinh đô ở Hoa Lư Gia Viễn Ninh Bình . Đinh Bộ Lĩnh chia nước thành 12 đạo hành chính Lê Hoàn đổi đạo thành bộ và cho các hoàng tử thân vương trấn trị ở các vùng. Dưới triều Tiến Lê phía bắc Lê Hoàn đánh tan quân Tống phía nam đánh bại quân Chiêm giữ yên bờ cõi. Cơ đồ nhà Tiền Lê được xây dựng vững vàng trên toàn bộ đất nước bấy giờ chủ yếu là vùng trung du đổng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Các vùng rừng núi xa xôi còn ràng buộc lỏng lẻo giao cho thổ tù châu mục bản địa coi giữ dưới sự quản lý của triều đình. Tuy nhiên biên giới phía đông bắc đất nước đã khá rõ ràng vùng biên giới từ Vĩnh An Móng Cái đến Khâm Châu và từ Quan Lang Ôn Châu đến Ung Châu đã được hai bên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN