tailieunhanh - Câu hỏi ôn tập về môn Triết học

Câu 23: (dài) Phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này? 1. Phạm trù Chất và Lượng *Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật, | Câu 23 dài Phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này 1. Phạm trù Chất và Lượng Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác. Thuộc tính của sự vật là những tính chất những trạng thái những yếu tố cấu thành sự vật . đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên thuộc tính chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác. Chất bộc lộ ra thông qua thuộc tính nhưng chất và thuộc tính không phải có ý nghĩa như nhau. Chất là đặc điểm hoàn chỉnh của sự vật hay hiện tượng còn thuộc tính chỉ đứng về một mặt nào đó mà vạch rõ sự vật hay hiện tượng. Do vậy chỉ có những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chất phản ánh bản chất của sự vật và hiện tượng nó liên hệ khắng khít với một hình thức ổn định nào đó của vận động hay của nhiều sự vận động. Khi thuộc tính căn bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính đồng thời mỗi thuộc tính lại được coi là một chất khi được xem xét trong một quan hệ khác. Mỗi sự vật vừa có một chất nhưng cũng cỏ thể có rất nhiều chất chất của sự vật hay hiện tượng lộ ra trong sự tác động lẫn nhau với sự vật hay hiện tượng khác. Chất không tồn tại độc lập tách rời với bản thân sự vật hay hiện tượng. nói . chất không tồn tại mà chỉ có sự vật có chất mới tồn tại . Chất vạch rõ giới hạn phân chia sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác. Chất là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện tượng. Trái với các hệ thống triết học duy tâm và điêu hình coi chất là một phạm trù chủ quan phụ thuộc vào cảm giác của con người chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chất cũng là hiện thực khách quan giống như bản thân vật chất .