tailieunhanh - Chuyện về nhà điêu khắc Phạm Ngọc Lâm
Ngồi trước mặt tôi là "cây đa, cây đề" trong làng nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Người đàn ông đó đã ngoài 70 tuổi, khuôn mặt như được tạc bằng đá thô nhám, nặng nề, mang đậm chất phong trần với mái tóc đã nhuộm muối tiêu. Nhưng khi tiếp xúc, thoắt chốc, tôi bị Anh chinh phục bởi sức sáng tạo, sự nhiệt tình, một vẻ hồn nhiên thơ trẻ, nhân hậu và tình yêu say đắm cái đẹp. Anh là Hoạ sỹ, nhà điêu khắc Phạm Ngọc Lâm- Người con của Thành phố Hoa phượng. Anh kể. | Chuyện về nhà điêu khắc Phạm Ngọc Lâm Ngồi trước mặt tôi là cây đa cây đề trong làng nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Người đàn ông đó đã ngoài 70 tuổi khuôn mặt như được tạc bằng đá thô nhám nặng nề mang đậm chất phong trần với mái tóc đã nhuộm muối tiêu. Nhưng khi tiếp xúc thoắt chốc tôi bị Anh chinh phục bởi sức sáng tạo sự nhiệt tình một vẻ hồn nhiên thơ trẻ nhân hậu và tình yêu say đắm cái đẹp. Anh là Hoạ sỹ nhà điêu khắc Phạm Ngọc Lâm- Người con của Thành phố Hoa phượng. Anh kể về dự định ấp ủ bấy lâu đó là ước nguyện truyền nghề điêu khắc cho các học trò cưng là những trẻ tật nguyền nạn nhân chất độc Da cam trẻ lang thang. với ý tưởng kêu gọi các nhà doanh nghiệp hảo tâm mở một trường dạy vẽ dạy nghề thủ công mỹ thuật cho các em tại Hải Phòng. Nhà điêu khắc Phạm Ngọc Lâm Ảnh Võ Long Yêu đến. tham lam Nói Phạm Ngọc Lâm tham lam bởi lẽ con người ấy không bao giờ biết ngừng nghỉ trước nghệ thuật. Anh sinh ra là con nhà nòi nên điêu khắc dường như là máu thịt và là phần không thể thiếu trong cuộc đời Anh. Thời học phổ thông Anh nổi tiếng là kẻ lập kỉ lục lưu ban trong trường vì cứ học chữ một năm Anh lại lóc cóc lên Hà Nội học nghề điêu khắc một năm năm sau quay lại học tiếp. Học vẽ và tập toạng gò những tấm đồng từ thuở nhỏ. Anh đến với nghệ thuật như một thứ duyên ngầm mà cho đến bây giờ Anh vẫn không khỏi tự hào về điều đó. Lỡ ước mơ đại học để vào quân đội chàng trai mang trong mình ngọn lửa của niềm đam mê hội hoạ và điêu khắc đã biến Tổng cục hậu cần ngày ấy thành lớp học nghệ thuật. Và Ngọc Lâm nghiễm nhiên đã trở thành thầy dạy lính. Thế là từ đó ngoài nhiệm vụ hậu cần bộ đội lại có những khoảng thời gian ngồi mày mò nặn đúc gò. dưới sự hướng dẫn của thầy Lâm. Những sản phẩm của những nghệ sĩ không chuyên là những bức tranh bức tượng chân thực về cuộc sống sinh hoạt của chính các anh. Nó không lên tới đỉnh cao về kỹ xảo điêu khắc nhưng nó có hồn đẹp và trong sáng - Hoạ sĩ Bùi Quang Ánh đã ghi nhận xét như vậy sau khi xem Triển lãm bộ đội hậu cần năm 1979.
đang nạp các trang xem trước