tailieunhanh - Mỹ thuật Việt Nam đang... lao dốc

Tại Hội thảo về Thực trạng ngành mỹ thuật và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 21-11 tại Hà Nội, nhiều hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam đã phải thốt lên, mỹ thuật Việt Nam đang lao dốc và thực sự hoang mang trước nhiều sóng gió. | Mỹ thuật Việt Nam đang. lao dốc Minh Tâm Tại Hội thảo về Thực trạng ngành mỹ thuật và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 21-11 tại Hà Nội nhiều hoạ sĩ nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam đã phải thốt lên mỹ thuật Việt Nam đang lao dốc và thực sự hoang mang trước nhiều sóng gió. Đối nghịch lượng và chất Hoạ sĩ Trần Khánh Chương Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết chưa bao giờ đội ngũ sáng tác mỹ thuật đông đến thế. Thống kê đến tháng 6-2011 số nghệ sĩ tạo hình lên đến trên 3000 người. Cũng chưa bao giờ việc đào tạo mỹ thuật lại nở rộ như hiện nay. Trước đây nếu Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong vòng 20 năm 19251945 đào tạo bình quân 10 người mỗi năm và chỉ có hơn 140 người tốt nghiệp trong chín năm kháng chiến chống Pháp chỉ đào tạo được 22 người khoá kháng chiến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mỗi năm các trường cũng chỉ đào tạo trên 100 người. thì hiện nay con số hơn 4000 sinh viên tuyển sinh mỗi năm là quá đông đảo. Cũng theo hoạ sĩ Trần Khánh Chương mỹ thuật Việt Nam đang ngày càng tiệm cận với thế giới về loại hình xu hướng sáng tác. Số hoạ sĩ có điều kiện sáng tác ngày càng đông đảo. Nếu như đầu những năm đổi mới một tác phẩm mỹ thuật có giá trị cũng chỉ bán được vài trăm ngàn hoặc một triệu đồng thì những năm gần đây giá tranh đã leo lên đến hàng ngàn hàng vạn USD. Thị trường mỹ thuật Việt Nam cũng nở rộ với rất nhiều gallery xuất hiện tại các trung tâm đô thị lớn. Tuy nhiên các nhà chuyên môn đều cho rằng thực tế này chỉ đơn thuần cho thấy sự đối nghịch ngày càng rõ nét giữa lượng và chất. Tranh mua giá cao nhưng chưa chắc người mua đã được sở hữu những tác phẩm nghệ thuật thực sự giá trị. Các triển lãm bùng nổ về số lượng nhưng tác động đến đời sống nghệ thuật không nhiều. Số hoạ sĩ được đào tạo ngày càng đông đảo nhưng lại hụt hẫng về kiến thức chuyên ngành. Nạn tranh giả tranh nhái khiến niềm tin dành cho mỹ thuật truyền thống bị đánh mất. Nhà phê bình Trần Thức còn chua chát tranh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN