tailieunhanh - Tài liệu: Tự sự học Trung Quốc tiếp nhận và biến cải (part 1)

2. Tự sự học kinh điển Như trên đã nói, nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc là một quá trình. Nếu tính từ đầu thế kỉ XX, ít nhất nền lí luận Trung Quốc cũng đã một lần cải cách toàn diện trong học phong Ngũ tứ. | Tự sự học Trung Quôc -tiếp nhận và biến cải 2. Tự sự học kinh điển Như trên đã nói nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc là một quá trình. Nếu tính từ đầu thế kỉ XX ít nhất nền lí luận Trung Quốc cũng đã một lần cải cách toàn diện trong học phong Ngũ tứ. Trong giai đoạn đó những thành tựu đáng kể nhất trong lĩnh vực văn học không thể không nói đến sự ra đời của các thể loại văn bản cận văn học như báo chí thư tín luận chiến. Toàn bộ sự đóng góp của chúng dường như được tái hiện hết sức rõ ràng và sâu sắc với những phân tích xác đáng qua công trìvhChuyển biến mô thức tự sự của tiểu thuyết Trung Quốc của Trần Bình Nguyên. Trần Bình Nguyên là Giáo sư chủ nhiệm khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh. Công trình Chuyển biến hình thức tự sự tiểu thuyết Trung Quốc của ông được tặng giải Nhì Tác phẩm ưu tú về nghiên cứu Khoa học xã hội nhân văn toàn quốc lần đầu của Bộ giáo dục Trung Quốc năm 1995. Có thể nói công trình là một cống hiến quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tự sự của văn học Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX. Sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết mới tiểu thuyết trinh thám cũng đã được Trần Bình Nguyên đề cập và kiến giải sắc bén về tác dụng của nó đối với các thể loại tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ông phân tích sự phá vỡ thời gian tự sự trong thể loại tiểu thuyết trinh thám đối với các nhà tiểu thuyết cuối Thanh - từ tự sự liên tục đến đảo trật tự xen kẽ cho đến những tri thức về tâm lý học của phương Tây chủ yếu là tâm lí học tiềm thức của Freud đối với kết cấu tự sự tức lấy tình tiết làm trọng tâm của tự sự là sự chuyển biến khó khăn nhất của các tác giả Ngũ tứ. Đối với sự chuyển biến về kết cấu tự sự các tác gia Ngũ tứ đã có những đột phá mới vô cùng khó khăn là chuyển sang lấy tự bạch hay tâm lí làm trung tâm từ đó dẫn đến sự đột phá về thời gian tự sự về góc nhìn tự sự hay kết cấu tự sự tạo nên một sự chuyển biến hoàn chỉnh về mô thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc. Từ phương diện chuyển hóa truyền thống Trần Bình Nguyên đã phân tích tác dụng của tự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN