tailieunhanh - Thời gian đồng hiện trong truyện ngắn "Mua cần câu cho ông tôi" của Cao Hành Kiện _1

Chúng tôi tìm hiểu mô thức thời gian đồng hiện trong Mua cần câu cho ông tôi qua tuyến thời gian hiện tại và thử hình dung điều này tựa như lát cắt thứ nhất, mang tính chất bề nổi của truyện; đồng thời tìm hiểu kĩ càng hơn tuyến thời gian quá khứ - được coi là phần chìm | Thời gian đồng hiện trong truyện ngắn Mua cần câu cho ông tôi của Cao Hành Kiện Chúng tôi tìm hiểu mô thức thời gian đồng hiện trong Mua cần câu cho ông tôi qua tuyến thời gian hiện tại và thử hình dung điều này tựa như lát cắt thứ nhất mang tính chất bề nổi của truyện đồng thời tìm hiểu kĩ càng hơn tuyến thời gian quá khứ - được coi là phần chìm là những mảnh thời gian rời rạc chắp nối với nhau trong dòng hồi tưởng của người kể chuyện. Tuyến thời gian hiện tại - lát cắt thứ nhất - bề nổi xuất hiện ít hơn tuyến thời gian quá khứ - phần chìm. Người kể chuyện có thể ở một chặng hiện tại mà hồi tưởng lại bốn năm chặng đời của quá khứ trong thời gian một trận đá bóng mà nhớ lại những kỉ niệm của vài chục năm về trước. Có thể coi đây là hiện tượng dồn nén thời gian . Quan hệ thời gian thực tế và thời gian của truyện kể trở nên gần gũi với nhau hơn lúc nào hết. Hình thức thể hiện sự dồn nén này cơ bản là mô thức thời gian đồng hiện thông qua kí ức và dòng hồi tưởng của người kể chuyện. Một số thể loại văn học như thơ ca tiểu thuyết kịch. người viết phải dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật mới có thể nén thời gian nhưng riêng trong truyện này Cao Hành Kiện gần như chỉ sử dụng mô thức thời gian đồng hiện để tái hiện sự kiện quá khứ. Nghệ thuật này tỏ ra thực sự hữu dụng trong nhiều trường hợp co hay dãn thời gian xuôi về quá khứ hay ở hiện tại trực tiếp hoặc gián tiếp mô tả cảm xúc. Ở một số truyện ngắn khác như Ông thợ giầy và cô con gái Trong công viên Bạn. Cao Hành Kiện cũng sử dụng mô thức thời gian đồng hiện để xây dựng cốt truyện và tính cách nhân vật. Chẳng hạn nhân vật chính trong Ông thợ giày và cô con gái là một xác chết. Đó là cô gái có tên Đại Kính Tử. Trước cái chết của cô người trong làng kể lại hồi tưởng lại hoàn cảnh lúc cô còn sống. Đại Kính Tử phải chịu mọi sự cấm đoán của người cha ông thợ giày ra sao phải uất ức như thế nào. Tâm điểm của truyện ngắn chính là quãng thời gian trong quá khứ. Nhân vật tôi mua chiếc cần câu mười đốt bằng sợi thủy tinh này không .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN