tailieunhanh - Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao “cho chữ"
Tham khảo bài viết 'giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông huấn cao “cho chữ"', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong nhà giam Đề Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong nhà giam truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân . Vì sao tác giả cho đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có Gợi ý chi tiết 1. Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mỹ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp ngợi ca cái đẹp tôn thờ cái đẹp. Theo ông mỹ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Nhưng nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh môi trường đặc biệt phi thường. Ông phát hiện miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông còn kết hợp mỹ với dũng. Truyện ngắn Chữ người tử tù 1939 trong tập Vang bóng một thời là áng văn hay nhất tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả một cảnh tượng xưa nay chưa từng có cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên quản ngục. 2. a. Ông Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù là một nho sĩ tài hoa của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng . Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà thơ nhà giáo một lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát một người hết sức tài hoa và dũng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao Cao là họ Huấn là dạy Cao Bá Quát trước khi thành lãnh tụ nông dân cũng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã đưa vào hai tính cách nổi bật của nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao Nguyễn Tuân vừa thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xã hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ. b. Truyện có hai nhân vật chính một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp một nữa là viên .
đang nạp các trang xem trước