tailieunhanh - Bình luận “Tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố
Tham khảo bài viết "bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô TấtTố" giúp các bạn học sinh có cái nhìn đúng đắng về xã hội hiện thực trong thời kỳ nước ta ở chế độ nửa thực dân nửa phong kiến. | Bình luận tắt đèn việc làng lều chõng của Ngô Tất Tố B. VIỆC LÀNG Những năm 1900 - 1945 là thời kỳ nở rộ của thể loại phóng sự. Có thể nói nhiều tờ báo và tạp chí đã không ngần ngại vung tìên ra để có được những phóng sự hấp dẫn. Phóng sự đã gây được sự chú ý của công chúng. Các nhà làm báo như Vũ Trọng Phụng Trọng Lang Nguyễn Đình Lập và Ngô Tất Tố là những cây bút nổi tiếng trong làng văn làng báo và trong lòng độc giả. Nói chung phóng sự thời kỳ này là những phác thảo nghệ thuật về những vấn đề những hoàn cảnh bức xúc của đời sống hiện thực. Thiên phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố đăng trên Hà Nội tân văn từ tháng 3 năm 1940 xuất bản năm 1941. Gồm 17 chương mỗi chương dựng lại một câu chuyện thương tâm về lệ làng - mối tai họa đối với người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Cách khai thác các tuyến nhân vật các sự kiện và cách tố cáo phê phán trong Việc làng hoàn toàn mới. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ Phép vua thua lệ làng tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê nơi mà người nông dân phải nai lưng ra làm việc kiếm tiền không phải để nuôi sống gia đình mà là để cung phụng cho bọn quan làng cái ăn . Thông qua tác phẩm Ngô Tất Tố đã phê phán những tệ lậu của bọn phong kiến địa chủ gieo rắc ở nông thôn chúng đã đặt ra và duy trì những hủ tục ấy dựa vào đó để kiếm lợi củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu của dân đen con chúng cố che đậy dưới nước sơn hào nhoáng được gọi với cái tên thuần phong mỹ tục . Chắc chắn làng quê Việt Nam thơ mộng hiền hòa với ráng chiều ửng đỏ gió đồng nội nhẹ mát mang theo hương lúa non ngào ngạt cùng những cô thôn nữ má đỏ môi hồng dịu dàng và sẽ vẫn còn đẹp mãi nếu như không bị ách thống trị của ách thực dân phong kiến không bị chi phối bởi những hủ tục thối nát lạc hậu và người nông dân là kẻ hứng chịu hậu quả. Những tục lệ quái gở mọi rợ tự do kế tiếp nhau chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc chúng tôi muốn hất cái gánh nặng ấy đi nhưng sức một mình không thể làm nổi .
đang nạp các trang xem trước