tailieunhanh - Giáo trình Dâu tằm - ong mật part 2

ó là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15-20 m . Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. | - Tỷ lệ bón Tỷ lệ bón phân phối cho các thời vụ trong năm như sau Vụ xuân 25-30 . Vụ hè 35-40 . Vụ thu 15-20 . Vụ đông 10-15 và 100 lượng phân hữu cơ. Lượng phân bón còn thay đổi theo tuổi cây Cây trồng năm thứ nhài thì bón bằng 50 năm thứ 2 bón bằng 70 lượng phân bón cho cây dâu đã định hình . Phương pháp bón Bón phân cho cây dâu có thể bón qua đất hoặc bón qua lá nhưng bón qua đất là chủ yếu. - Bón qua đất Nguyên tắc của bón qua đất là bón vào tầng đất mà mật độ rễ cây tập trung nhiều để nâng cao hiệu quả hấp thu phân bón của cây. Vì vậy độ sâu khi bón cần dựa vào tuổi cây loại đất và điều kiện khí hậu. Phương pháp bón gồm bón rãnh và bón hốc. Trong đó bón hốc là phương pháp sử dụng chủ yếu đối với phân vô cơ bón vào khoảng cách giữa 2 cây dâu hoặc giữa 2 hàng dâu. Kích thước hốc thay đổi tuỳ theo tuổi cây thường kích thước hốc là 20x25cm. Bón rãnh thường bón theo 2 phía của hàng dâu và sử dụng cho bón phân hữu cơ phân xanh. Dù bón hốc hay bón rãnh đều phải thay đổi vị trí bón qua các lần bón tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển đều. - Bón qua lá Theo tình toán tổng diên tích bề mặt của lá trong một cây gấp 15-20 lần diện tích đất mà cây che phủ. Do vậy diện tích để tiếp thu phân bón qua lá lớn hơn rất nhiều so với bón qua đất. Mặt khác bón qua lá hiệu quả hấp thu phân bón cao và nhanh hơn chỉ sau khi phun 60 phút thì lá đã hấp thu được phân và vân chuyển đến các dinh sinh trưởng. Phun phân vào mặt dưới của lá hiệu quả hấp thu phân bón cao hơn 4 lần so với phun vào mặt trên của lá. Thời gian phun tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Nồng độ phun với một số loại phân như sau Đạm urê là 0 5 đạm sulphat 0 4 supe lân 0 5-1 kali sulphat 0 5 . Lượng phun 100-120kg dung dịch 1 sào. Khoảng cách giữa các lần phun là 5-6 ngày. b. Cày đất và làm cỏ trong vườn dâu Cày đất Biện pháp cày đất trong vườn dâu bao gồm cày bừa xới xáo. làm cho đất tơi xốp thông thoáng có lợi cho hoạt động của vi sinh vật và sự sinh trưởng của bộ rễ dâu. Do cày đất cắt đứt các mao quản ở tầng .