tailieunhanh - Giáo trình thực tập hóa lý part 3

Dụng cụ thí nghiệm (hình 5) gồm một bình cất (1) có hai cổ, một cổ cắm nhiệt kế (2), cổ thứ hai hơi nghiêng cắm sinh hàn (3). Vì sinh hàn gắn với cổ bình bằng nút nhám (4) nên có thể xoay sinh hàn sang vị trí khác (hình chấm chấm) để lấy hơi ngưng. Hơi ngưng được thu vào cốc cân nhỏ có nút nhám (5). Đổ một dung dịch có thành phần xác định ở trên vào bình (1). Bỏ vào bình vài viên đá bọt. Đun cách thuỷ cho đến khi dung dịch sôi. | 21 Tiến hành thí nghiệm Dụng cụ thí nghiệm hình 5 gồm một bình cất 1 có hai cổ một cổ cắm nhiệt kế 2 cổ thứ hai hơi nghiêng cắm sinh hàn 3 . Vì sinh hàn gắn với cổ bình bằng nút nhám 4 nên có thể xoay sinh hàn sang vị trí khác hình chấm chấm để lấy hơi ngưng. Hơi ngưng được thu vào cốc cân nhỏ có nút nhám 5 . Đổ một dung dịch có thành phần xác định ở trên vào bình 1 . Bỏ vào bình vài viên đá bọt. Đun cách thuỷ cho đến khi dung dịch sôi đều chú ý không để sôi mạnh quá. Có thể dùng cách đếm giọt chất lỏng ngưng ở bầu nhiệt kế 2 để điều khiển tốc độ sôi khoảng 30 giọt một phút . Khi nào tốc độ sôi đều và nhiệt độ ổn định thì ghi lấy giá trị nhiệt độ này nhiệt độ sôi trước khi ngưng . Xoay nhanh ống sinh hàn về vị trí lấy mẫu lấy 5 6 giọt hơi ngưng vào cốc cân 5 đã sấy khô. Đậy ngay nắp cốc và quay sinh hàn về vị trí ban đầu đồng thời ghi nhiệt độ trên nhiệt kế nhiệt độ sôi sau khi ngưng . Xác định chiết suất của hơi ngưng thu được. Đổ hỗn hợp lỏng trong bình 1 vào lọ chứa hỗn hợp thu hồi trong phòng thí nghiệm. Lặp lại quá trình chưng cất đối với các hỗn hợp đã pha ở trên. Đối với các chất tinh khiết chỉ cần xác định nhiệt độ sôi mà không cần lấy hơi ngưng . Dựa vào đường chuẩn chiết suất -thành phần nội suy ra thành phần của hơi ngưng và ghi các kết qủa theo bảng mẫu 2. Bảng 2 Thành phần hỗn hợp lỏng thể tích benzen Nhiệt độ sôi Chiết suất hơi ngưng Thành phần hơi ngưng thể tích benzen Trước khi ngưng Sau khi ngưng Trung bình 0 20 40 60 80 90 100 Dùng giấy kẻ li biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi trung bình vào thành phần hỗn hợp lỏng và thành phần hơi ngưng thu được giản đồ cân bằng lỏng - hơi của hệ benzen - axeton ở áp suất khí quyển không đổi. 22 Bài số 5 TÍNH TAN HẠN CHẾ CỦA CHẤT LỎNG Mục đích - Xây dựng giản đồ độ tan của hai chất lỏng hoà tan hạn chế và xác định nhiệt độ hoà tan tới hạn. - Xây dựng giản đồ độ tan của hệ ba cấu tử hoà tan hạn chế. Lí thuyết Các chất lỏng có thể hoà tan hoàn toàn vào nhau nước - etanol benzen - cloroform -cacbon .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN