tailieunhanh - Sơn Ta - Sơn Mài, Phát Triển Hay Thụt Lùi ?

Trước khi đi vào vấn đề chính tôi thấy cần bàn đôi chút về khái niệm Sơn Ta - Sơn Mài. Sơn Ta có nguồn gốc lâu đời, trong xã hội cận đại, Sơn Ta chủ yếu được dùng sản xuất đồ mỹ nghệ, và “trang trí” tượng chùa. Sơn Mài có xuất xứ từ Sơn Ta. Sau năm 1925 mới có thuật ngữ Sơn Mài. Thực ra, trong thao tác cơ bản khi làm vóc hay làm tượng phủ sơn đã bao gồm có cả Sơn và Mài, nhưng sơn và mài ở đây là hai quá trình bồi đắp. | Sơn Ta - Sơn Mài Phát Triển Hay Thụt Lùi Trước khi đi vào vấn đề chính tôi thấy cần bàn đôi chút về khái niệm Sơn Ta - Sơn Mài. Sơn Ta có nguồn gốc lâu đời trong xã hội cận đại Sơn Ta chủ yếu được dùng sản xuất đồ mỹ nghệ và trang trí tượng chùa. Sơn Mài có xuất xứ từ Sơn Ta. Sau năm 1925 mới có thuật ngữ Sơn Mài. Thực ra trong thao tác cơ bản khi làm vóc hay làm tượng phủ sơn đã bao gồm có cả Sơn và Mài nhưng sơn và mài ở đây là hai quá trình bồi đắp và làm phẳng Còn khi các sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương CĐMTĐD làm tranh lại áp dụng kỹ thuật sơn và mài theo một hướng khác. Sơn là vẽ là dự kiến là đưa ra khả năng phối trợ bao gồm dự định phối hợp của nhiều lớp màu được chồng đè không tuyệt đối đồng đều về độ dày mỏng lên nhau. Mài là vẽ là làm phẳng là tận dụng khả năng phối hợp cả ngẫu nhiên và chủ động của những lớp màu đã sơn theo dự kiến lúc trước. Với kỹ thuật như trên sơn - mài có ưu thế về chiều sâu lộ rõ thứ lớp của nhiều lớp màu khi bức tranh được đánh bóng thì hiệu NGUYỄN SÁNG. Lớp học đêm. 1960. 80x120cm quả theo chiều sâu tăng lên rõ rệt không một chất liệu nào sánh kịp. Ngày nay nhiều họa sĩ thay sơn ta bằng sơn Nhật thao tác cơ bản cũng bao gồm có sơn và mài như cách vẽ sơn ta cũng tạo nên hiệu quả lộ màu phía dưới nhưng tịt và lì màu không có chiều sâu như chất sơn ta. NGUYỄN KHANG. Đánh cá đêm trăng. 1943 Bởi vậy để nhấn mạnh sơn mài có nguồn gốc từ sơn ta và cũng để phân biệt với sơn mài sử dụng chất sơn bóng của Nhật tôi tạm đặt gạch nối giữa hai danh từ sơn ta - sơn mài. Trước năm 1925 nghĩa là trước khi nhóm thanh niên những khóa đầu của trường CĐMTĐD đưa sơn ta vào sáng tác hội họa. Đại để sơn ta được sử dụng để sản xuất những đồ thủ công mỹ nghệ và quả thật khi ở trường Mỹ Thuật người Pháp chủ trương đào tạo những thợ mỹ nghệ. Trong công cuộc này sơn ta được coi như món hàng béo bở nhằm khai thác lợi nhuận kếch xù cho người Pháp việc những sinh viên mỹ nghệ trở thành nghệ sĩ nằm ngoài ý muốn của chính phủ bảo hộ là nhờ ở công .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN