tailieunhanh - Tài liệu về CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam. | Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ giá. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của nước khác. Nếu tỷ giá hối đoái được tự do thay đổi, thì khi đó, nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá không được tự do thay đổi (tỷ giá cố định), thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy trì một đồng tiền nội tệ đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong suốt một thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn vào đồng USD. Khi lạm phát thấp đây làm một chính sách hợp lý để làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà nước đã tung một lượng tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một lượng cung tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Tác động của lạm phát có tác dụng làm đồng tiền mất giá, nhưng việc duy trì tỷ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định giá quá cao đã làm cho hàng VN mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và hàng NK trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt các cân thanh toán quốc tế. Phải thấy rằng tỷ giá cứng là một nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại.
đang nạp các trang xem trước