tailieunhanh - [Điện Tử] Lập Trình Điều Khiển Soft SPS Phần 1
Trong lý thuyết điều khiển tự động, một bộ điều khiển là một thiết bị giám sát và tác động vào các điều kiện làm việc của một hệ động học cho trước. Các điều kiện làm việc đặc trưng cho các biến đầu ra của hệ thống mà có thể được tác động bởi việc điều chỉnh các biến đầu vào đã biết. | thống điều khiển. niêm hê thống điều khiển Trong công nghiệp yêu cầu tự động hoá ngày càng tăng đòi hỏi kỹ thuật điều khiển phải đáp ứng đuợc những yêu cầu đó. Để giải quyết đuợc nhiệm vụ điều khiển nguời ta có thể thực hiện bằng hai cách thực hiện bằng Rơle khởi động từ . hoặc thực hiện bằng chuơng trình nhớ. Hệ điều khiển bằng Rơle và hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ khác nhau ở phần xử lý thay vì dùng Rơle tiếp điểm và dây nối trong phuơng pháp lập trình có nhớ chúng đuợc thay bằng cách mạch điện tử. Nhu vậy thiết bị PLC làm nhiệm vụ thay thế phần mạch điện điều khiển trong khâu xử lý số liệu. Nhiệm vụ của sơ đổ mạch điều khiển sẽ đuợc xác định bằng một số hữu hạn các buớc thực hiện xác định gọi là ch ơng trình . Chuơng trình này mô tả các buớc thực hiện gọi là tiến trình điều khiển tiến trình này đuợc luu vào bộ nhớ nên đuợc gọi là điều khiển lập trình có nhớ . Trên cơ sở khác nhau của khâu xử lý số liệu ta có thể biểu diễn hai hệ điều khiển nhu sau Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng Rơle Hình 1- 1 lưu đồ điều khiển dùng Rơle Lập trình với SPS S7-300 7 Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng PLC Xác định nhiệm vụ điều khiển Thiết kế thuật giải Sọan thảo chương trình Kiểm tra chức năng Hình 1-2 Lưu đồ điều khiển bằng PLC Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển người ta cần thay đổi mạch điều khiển bằng cách lắp lại mạch thay đổi phần tử mới đối với hệ thống điều khiển bằng Rơle điện. Trong khi đó khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển ta chỉ cần thay đổi chương trình soạn thảo đối với hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ. Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng Rơle điện và lập trình có nhớ có thể minh hoạ bằng một ví dụ sau Điều khiển hệ thống 3 máy bơm nước qua 3 khởi động từ K1 K2 K3. Trình tự điều khiển như sau Các máy bơm hoạt động tuần tự nghĩa là K1 đóng trước tiếp đến là K2 rồi cuối cùng là K3 đóng. Để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trên mạch điều khiển ta thiết kế như sau Trong đó các nút ấn S1 S2 S3 S4 là các phần tử nhập tín hiệu. Các .
đang nạp các trang xem trước