tailieunhanh - Giới thiệu văn hóa địa phương- Đaklak
trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, trong khoảng toạ độ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” - 13o25’06” độ vĩ Bắc | Người Mông di cư vào Đak Lak là người Mông đỏ. Điều đó thể hiện rõ nét qua bộ trang phục mà họ măc. Đó là những bộ váy áo có những hoa văn sặc sỡ của những cô gái, đó là những bộ đồ màu đen của các chàng trai. Đặc sắc và đáng nói nhất ẫn là bộ váy áo của người phụ nữ Mông. Những bồ đố do chính tay họ dệt nên, nhuộm màu và may. Áo gồm có hai lớp, một lớp áo trắng mỏng bên trong, gần giống áo sơ mi của người kinh nhưng thường không có cổ, bên ngoài khoác môt vạt áo chéo hai bên màu đỏ có đính các hoa văn kim loại lấp lánh. Váy của người phụ nữ Mông không được may thành chiếc mà khi mặc, người ta quấn một mảng thổ cẩm đầy màu sắc và màu đỏ là sắc chủ đạo quấn quanh hông, và cố định bằng chiếc thắt lưng bằng thổ cẩm cũng sặc sỡ không kém. Một điểm nhấn không thể không nhắc đến trên bộ trang phục của người phụ nữ Mông nữa đó là chiếc mũ. Mũ của người Mông chỉ là một chiếc khăn quấn đầu nhưng làm cho người đội trở nên duyên dáng và thu hút ỳ lạ. Trên mũ cũng được trang trí bằng các chi tiết kim loại lấp lánh. Nhìn một cách tổng thể, những người phụ nữ Mông khi vận trang phục truyền thống của dân tộc mình tựa hồ như một bông hoa hè rực rỡ, một cánh bướm xuân tung bay khoe sắc. Họ không hề che dấu ham muốn nổi bật, rạng rỡ giữa thiên nhiên, muôn loài của mình. Đó là những con người sống hết sức tự nhiên và hồn hậu, bỡi trang phục của họ tuy sặc sỡ, tưởng như là lòe loẹt, màu mè thì lại rất đỗi giản dị, chân thật. bởi điều họ muốn gửi gắm qua bộ trang phục của mình mới thật sự quan trong. Hãy sống tự nhiên, chân thật và chan hòa, đừng che giấu bản thân, đừng để con người chìm khuất giữa đất trời bát ngát, thiên nhiên tuy đẹp nhưng chỉ đáng làm nền cho con người khoe sắc hương mà thôi.
đang nạp các trang xem trước