tailieunhanh - Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long _1

Về đề tài, văn học cung đình đề cập đến những vấn đề chính trị lớn của triều đại như đường lối chính trị, đối nội và đối ngoại, vấn đề quốc gia, dân tộc. | Văn học cung đình và văn học thành thị ở Thăng Long về đề tài văn học cung đình đề cập đến những vấn đề chính trị lớn của triều đại như đường lối chính trị đối nội và đối ngoại vấn đề quốc gia dân tộc. Các cảm xúc tư tưởng hình tượng nghệ thuật đều trực tiếp hay gián tiếp có quan hệ với điểm nhìn xã hội dân tộc của các tác giả cung đình này. Đi sâu vào các hình thức diễn ngôn và tự sự của văn học cung đình cũng có nhiều chuyện phức tạp. Ở hình thái điển hình của nó các bậc hoàng đế các vị quý tộc khi sáng tác thơ văn dù là kín đáo hay lộ liễu tất nhiên phải gợi mở tinh thần đề cao tán dương khẳng định triều đại khai mở cho cảm hứng ca công tụng đức vốn có tiềm năng không nhỏ nơi các văn sĩ triều thần gần gũi. Đó là chuyện xướng họa thơ văn của vua tôi Lê Thánh Tông với ngót 30 văn thần nổi tiếng. Nhà vua tỏ ra khiêm tốn với câu thơ gợi mở Bố đức thi nhân tín vị năng Hoàng thiên tích phúc lũy phong đăng Ta tin là chưa có thể làm điều ban bố nhân đức nhưng may được trời giáng phúc cho mấy năm được mùa liên tiếp như để thăm dò suy nghĩ của các văn thần về mình. Tất nhiên các văn thần thông minh đã đón bắt ý của quân vương rất nhanh. Thân Nhân Trung viết Cách thiên đế đức diệu toàn năng hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng Đức của nhà vua cảm thấu đến trời nên xảy ra điều kỳ lạ Điềm lành hiện ra mùa màng tươi tốt . Đến thế kỷ XVIII tuy song song tồn tại cung vua phủ chúa một thể chế chính trị được giới nghiên cứu gọi là lưỡng đầu chế song quyền lực thực sự nằm trong tay các chúa Trịnh 3 . Mô hình diễn ngôn của văn học cung đình thời Lê - Trịnh có thể cho ta biết quyền lực thực sự thuộc về các chúa Trịnh điều này. Sách Lịch triều tạp kỷ chép tháng 5 năm 1717 Trịnh Cương sai các triều sĩ soạn bài châm Biết người đem dâng để thử xem tài học súc tích đến đâu. Đặng Đình Tướng Nguyễn Quý Đức cùng soạn bài châm Biết người dâng chúa trong đó có những câu ca tụng như Cao cả thay chúa thượng ta là bậc thánh Thông minh tính trời 4 . Năm 1721 chúa Trịnh Cương đi chơi hồ Tây bọn Trịnh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN