tailieunhanh - TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC DÂN GIAN

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử đẹp chống ngoại xâm và cũng chính những bàn tay đánh giặc, cày cuốc đó lại khéo léo tạo nên những sản phẩm giàu tính thẩm mỹ rất đặc trưng của dân tộc. | TÌM HIỂU NGHÊ THUẬT CHẠM KHẮC DẦN GIAN Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử đẹp chống ngoại xâm và cũng chính những bàn tay đánh giặc cày cuốc đó lại khéo léo tạo nên những sản phẩm giàu tính thẩm mỹ rất đặc trưng của dân tộc. Nói tới nghệ thuật tạo hình dân gian người ta thường nghĩ ngay đến chạm khắc trang trí trên sập gụ tủ chè hình chùm nho con sóc bộ ghế chạm con rối chữ Phúc-Lộc-Thọ. Bên cạnh đó nền nghệ thuật chạm khắc dân gian đồ sộ ở người Việt còn được lưu giữ trên các ngôi đình chùa đền nằm rải rác ở mỗi làng quê vây quanh bởi luỹ tre xanh thầm lặng mà cho đến ngày nay chúng vẫn là những gì tinh tuý nhất góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Nghệ thuật chạm khắc dân gian của người Việt rất đa dạng độc đáo và luôn song hành với chạm khắc chính thống hay chạm khắc bác học tức nghệ thuật chạm khắc phục vụ cho cung đình cho tầng lớp quý tộc. Nghệ thuật chạm khắc dân gian và nghệ thuật chạm khắc chính thống không có sự phân định rõ rệt có chăng chỉ ở những chi tiết rất nhỏ như hình tượng con rồng gắn với vua chúa thì có 5 móng biểu hiện quyền hành của vua với 5 phương còn con rồng trong dân gian gắn với vũ trụ với những ước vọng của người dân nên chỉ có từ 4 móng trở xuống. Hệ tư tưởng phong kiến thống trị có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật chạm khắc nhưng khi ảnh hưởng của nó đã suy giảm thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như dân ca tục ngữ ca dao được thể hiện bằng lời nói chạm khắc dân gian không thể hiện qua lời nói mà được thể hiện ở những hình chạm hoa văn về những biểu hiện của tự nhiên của cuộc sống và những sinh hoạt thường ngày của người dân được thể hiện một cách rõ nét. Ta có thể nhận thấy nghệ thuật chạm khắc dân gian có một lịch sử phát triển khá phong phú với những hình tượng độc đáo về thiên nhiên về con người Việt Nam từng thời kỳ dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Từ thời sơ sử đến thời Lý-Trần Mạc Nguyễn. mỗi thời kỳ họa tiết chạm khắc lại mang một phong cách đặc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN