tailieunhanh - Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại

Một điều nữa cần bàn liên quan tới sự gắn kết giữa tính cách tân và tính cách mạng trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, đó là quan niệm văn chương của Người. | Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại Một điều nữa cần bàn liên quan tới sự gắn kết giữa tính cách tân và tính cách mạng trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc đó là quan niệm văn chương của Người. Theo Phong Lê Nguyễn Ái Quốc đã học hỏi và làm việc rất nhiều để có thể cho ra những tác phẩm có giá trị nêu trên. Song chưa bao giờ Người tự cho mình là nhà văn. Chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc có ý định viết tác phẩm để đời. Mục đích duy nhất của cuộc đời ham muốn tột bực của Người đó là độc lập tự do cho dân tộc bình đẳng bác ái cho mọi người. Người làm thơ viết văn cũng chính là để phục vụ mục đích đó. Vì vậy tác giả của Nhật kí trong tùvẫn có thể dễ dàng cho ra những câu thơ giống ca dao dễ nhớ dễ thuộc. Nguyễn Ái Quốc - lãnh tụ đã không bị rơi vào cái bi kịch luôn treo lơ lửng trên đầu các nhà văn chuyên nghiệp bi kịch của giá trị vĩnh cửu và cái cấp bách trước mắt giữa tính tinh tuyển và tính đại chúng của thơ văn. Cái bi kịch giữa văn học - phương tiện tuyên truyền giáo dục và văn học là văn học mà Nam Cao Hoài Thanh kẻ ít người nhiều đều đã phải trải qua. Có thể nói Nam Cao là nhà văn mà Phong Lê có nhiều duyên nợ nhất. Anh đến với sáng tác của Nam Cao ngay từ các bài viết đầu tiên chung với Huệ Chi từ năm 1960. Cho tới nay sau gần năm mươi năm đề tài Nam Cao vẫn trở đi trở lại trong nghiên cứu của anh. Nếu như vấn đề cơ bản nhất trong nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Ái Quốc với tư cách người khai đường mở lối cho văn học Cách mạng là sự gắn kết hai yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá văn chương thì qua sáng tác Nam Cao Phong Lê muốn nói tới đóng góp của dòng văn học công khai đặc biệt là bộ phận văn học hiện thực đối với công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc. Công cuộc hiện đại hoá diễn ra gấp rút và trong khoảng ba chục năm đầu thế kỉ văn học Việt Nam đã trải qua một chặng đường mà các nền văn học lớn khác đã đi trong nhiều thế kỉ. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỉ XIX vừa mới đặt chân tới mảnh đất văn chương Việt Nam đã dần bị thay thế bởi chủ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.