tailieunhanh - Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng

Về thể thơ, Ngải Thanh học theo phái tượng trưng ở tinh thần dám cách tân trong nghệ thuật, đến việc thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của một người hiện đại đối với những phức tạp và phong phú của xã hội hiện đại một cách chính xác. | Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng về thể thơ Ngải Thanh học theo phái tượng trưng ở tinh thần dám cách tân trong nghệ thuật đến việc thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của một người hiện đại đối với những phức tạp và phong phú của xã hội hiện đại một cách chính xác. Về điểm này ông từng nói rõ Từ cuộc cách mạng mà Witman Verhaeren cho đến Maiakovsky mang lại chúng ta cần phải cố gắng quán triệt. Chúng ta phải xem thơ là thứ đủ để thích ứng với những yêu cầu mới của thời đại mới. dùng bất cứ hình thức nào để đón lấy và chiều theo những yêu cầu mới của thời đại mới 8 . Điều mà Ngải Thanh theo đuổi đối với thơ ca không phải là nghệ thuật vị nghệ thuật vì thơ làm thơ mà chính là những yêu cầu mới của thời đại mới . Chính vì những yêu cầu cách tân trong nghệ thuật và mối quan hệ chặt chẽ của hiện thực đã dẫn đường cho Ngải Thanh vượt ra ảnh hưởng của phái tượng trưng bước vào lãnh vực sáng tạo nghệ thuật bằng sự phản ánh một cách đích xác những điều mới nhất của hiện thực xã hội. Trong quá trình này những ảnh hưởng mà ông tiếp nhận từ phái tượng trưng cũng đồng thời được hoà vào trong dòng chảy thời đại nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Kết quả là thơ ông về căn bản là thơ của phái hiện thực chủ nghĩa còn tượng trưng chỉ là một yếu tố cấu thành thuộc thủ pháp biểu hiện nghệ thuật của ông nhưng cũng vì có sự gia nhập của yếu tố tượng trưng đã làm phong phú thêm nội hàm hiện thực chủ nghĩa trong thơ Ngải Thanh làm tăng cường sức thể hiện nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực. Ông từng nói Tôi tự nhận thấy tôi là người hiện thực chủ nghĩa. Dùng một chút thủ pháp tượng trưng không phải là người theo chủ nghĩa tượng trưng 9 . Tôi không che giấu việc tôi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng nhưng tôi hoàn toàn không ưa gì chủ nghĩa tượng trưng nhất là cảnh giới tinh thần kiểu Maeterlinck 10 . Chính vì thế thể thơ tự do của ông khác với một số bài thơ thần bí khó hiểu rong chơi trong ảo mộng và thiên đàng của phái tượng trưng lại cũng khác với .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN