tailieunhanh - Ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" và "Hai đứa trẻ"
Tham khảo bài viết 'ánh sáng và bóng tối trong "chữ người tử tù" và "hai đứa trẻ"', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau bổ sung cho nhau. Trong hội họa ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống Trong văn chương ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện chuyển tải nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả 1 của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo mang đậm phong cách cá nhân của tác giả. Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp ngợi ca cái đẹp Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực như ánh sáng và bóng tối thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên bổ sung cho nhau thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu. Chữ hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp một nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người. Thư pháp gắn với tính cách tâm tư tình cảm quan niệm triết học nhân .
đang nạp các trang xem trước