tailieunhanh - Tài liệu tham khảo: Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử

Cái cách điệp lại hai mô hình thanh điệu thế này là một sáng tạo tân kỳ của Hàn Mạc Tử (người vốn rất am hiểu những luật lệ gò bó của Đường thi) khi tạo lập khổ thơ, ông đã không theo cái lẽ thông thường của thơ Thất ngôn tứ tuyệt vốn chỉ có 04 con đường cắt khúc từ bài Bát cú: a) Cắt khúc bốn câu đầu (1, 2, 3, 4), với 03 khuôn Bằng Trắc | Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử Cái cách điệp lại hai mô hình thanh điệu thế này là một sáng tạo tân kỳ của Hàn Mạc Tử người vốn rất am hiểu những luật lệ gò bó của Đường thi khi tạo lập khổ thơ ông đã không theo cái lẽ thông thường của thơ Thất ngôn tứ tuyệt vốn chỉ có 04 con đường cắt khúc từ bài Bát cú a Cắt khúc bốn câu đầu 1 2 3 4 với 03 khuôn Bằng Trắc. b Cắt khúc bốn câu cuối 5 6 7 8 với 04 khuôn Bằng Trắc. c Cắt khúc bốn câu giữa 3 4 5 6 với 04 khuôn Bằng Trắc như Huy Cận đã làm. d Cắt khúc hai câu đầu và hai câu cuối 1 2 7 8 với 03 khuôn. Bằng Trắc. Hàn Mạc Tử cũng rất đặc biệt ở câu mở đầu khổ thơ. Ông biến cách đặt thanh Bằng vào tiếng thứ ba không và nhất là ông đã táo bạo phá cách thất lệ ở tiếng thứ tư đặt một thanh Bằng về thay vì theo thi luật vị trí này phải là một thanh Trắc theo lệ Nhị Tứ Lục phân minh . Giá sử rằng đã từng thoáng qua trong tâm trí ông một thanh Trắc như thế để đúng luật thơ Sao anh không ghé chơi thôn Vĩ hay giá sử rằng đã từng thoáng qua trong tâm trí ông một thanh Bằng cao hơn Sao anh không ra chơi thôn Vỹ từ Quy Nhơn ra Huế hay giá sử xuôi tai hơn nhưng. tầm thường hơn Thôn Vĩ sao anh không về chơi Nhưng đó sẽ là một tình ý khác một thanh âm khác. và đó không thể là cái cách của ông. Ông phải như Thôi Hiệu kia phá luật trong Hoàng Hạc lâu Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du. Người xưa cưỡi hạc đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Hạc vàng đi mất từ xưa Nghìn thu mây trắng bây giờ còn bay Tản Đà dịch Chính là nhờ sự thất lệ tài hoa ấy của Hàn Mạc Tử mà mở đầu Đây thôn Vĩ Dạ ta đã có được một câu thơ Bảy chữ tới những 06 thanh Bằng nghe thực dịu dàng êm ái. Hơn thế nữa không giống Huy Cận dùng Thể Trắc cho khổ thơ của mình với câu mở đầu này Hàn Mạc Tử chọn Thể Bằng nhờ ở tiếng thứ hai anh tiếng thứ nhất Sao và tiếng thứ sáu chơi - nó tạo đà cho một loạt thanh Bằng tiếp theo trước khi kết thúc bởi thanh Trắc vút cao ở Vĩ Sao anh không

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN