tailieunhanh - Giáo trình di truyền học và vi sinh vật ứng dụng part 6

Di truyền học Virus I. Đặc tính của các virus 1. Tính đa dạng về cấu trúc và thành phần di truyền Virus có bộ gene rất đa dạng. Bộ máy di truyền của virus có thể là DNA mạch kép (double strand - dsDNA), DNA mạch đơn (single strand ssDNA), RNA mạch kép (dsRNA) hay RNA mạch đơn (ssRNA). Bộ gene RNA của virus là một phân tử hoặc một đoạn, sợi đơn phân cực mạch (+) hoặc mạch (-), có thể ở dạng vòng tròn hay dạng thẳng. Virus nhỏ nhất có nhất có khoảng 4 gene, virus lớn có. | 118 Chương 5 Di truyền học Virus I. Đặc tính của các virus 1. Tính đa dạng về cấu trúc và thành phần di truyền Virus có bộ gene rất đa dạng. Bộ máy di truyền của virus có thể là DNA mạch kép double strand - dsDNA DNA mạch đơn single strand -ssDNA RNA mạch kép dsRNA hay RNA mạch đơn ssRNA . Bộ gene RNA của virus là một phân tử hoặc một đoạn sợi đơn phân cực mạch hoặc mạch - có thể ở dạng vòng tròn hay dạng thẳng. Virus nhỏ nhất có nhất có khoảng 4 gene virus lớn có khoảng vài trăm gene. Bộ gene của virus cấu trúc đa dạng nhưng đều đảm bảo yêu cầu chung là phải sao chép được trong tế bào chủ tạo ra cả genome cho lắp ráp virion thế hệ sau và các mRNA phải tổng hợp protein của virus. 2. Tính đặc thù về vật chủ Host specificity Mỗi kiểu virus có thể nhiễm và kí sinh chỉ ở một biên độ giới hạn của tế bào được gọi là biên độ chủ host range . Các virus nhận biết tế bào chủ theo nguyên tắc ống khóa và chìa khóa các protein bên ngoài của virion lấp vừa các điểm nhận trên bề mặt tế bào. Một số virus có biên độ chủ rộng đủ để xâm nhập vào vài loài. Chẳng hạn các virus bệnh dại có thể nhiễm nhiều loài có vú gồm gậm nhấm chó và người. Biên độ có thể rất hẹp như nhiều phage chỉ nhiễm vi khuẩn E. coli. II. Di truyền học thể thực khuẩn Bacteriophage hay phage 1. Sự hình thành vết tan và các thể đột biến phage Phage được phát hiện dễ dàng vì trong chu trình tan một tế bào bị nhiễm phage vỡ ra và giải phóng các hạt phage vào môi trường hình . Sự tạo thành các đốm đã được quan sát. Một số lớn tế bào vi khuẩn khoảng 108 tế bào được trãi lên trên môi trường đặc. Sau một thời gian sinh trưởng tạo một lớp tế bào vi khuẩn màu trắng đục. Nếu phage có mặt ở thời điểm vi khuẩn được trãi lên môi trường nó sẽ nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Sau đó tế bào nhiễm phage bị làm tan và giải phóng nhiều phage mới. Thế hệ sau này của phage lại nhiễm vào vi khuẩn gần đó và tham gia vào chu trình tan khác các vi khuẩn này bị vỡ giải phóng ra nhiều phage chúng có thể nhiễm vào các vi khuẩn khác ở vùng lân