tailieunhanh - CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG THỰC VẬT part 2

Với hệ thống phân loại này, các đơn vị phân loại dưới loài có quan hệ với nhau rất chặt chẽ; và trên cơ sở đó người ta phân biệt lai gần (lai trong cùng loài) và lai xa (lai giữa các loài hoặc giữa các chi khác nhau). Mỗi loài cây trồng hay thực vật nói chung có một số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng (Bảng ) Dưới đây ta hãy tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc, sự phân loại và phân bố của Chi Oryza nói chung, và của lúa trồng châu Á nói riêng | 27 Với hệ thống phân loại này các đơn vị phân loại dưới loài có quan hệ với nhau rất chặt chẽ và trên cơ sở đó người ta phân biệt lai gần lai trong cùng loài và lai xa lai giữa các loài hoặc giữa các chi khác nhau . Mỗi loài cây trồng hay thực vật nói chung có một số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng Bảng Dưới đây ta hãy tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc sự phân loại và phân bố của Chi Oryza nói chung và của lúa trồng châu Á nói riêng. Theo Watanabe 1997 do tính đa dạng và phức tạp về mặt hình thái và di truyền của chi Oryza đã gây khó khăn trong việc phân loại và đặt tên các loài thuộc chi này. Chi Oryza có khoảng 20 loài hoang dại phân bố ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới và chỉ có hai loài lúa trồng là O. sativa L. trồng ở châu Á và nhiều vùng khác khắp địa cầu và O. glaberrima Steud chỉ trồng ở một số quốc gia Tây Phi . Về nguồn gốc của lúa trồng và sự tiến hoá của chúng đến nay có nhiều giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên theo Oka 1991 và Oka và Morishima 1997 tổ tiên của O. sativa là loài O. perennis Châu Á và của O. glaberrima là O. breviligulata. Hai loài này tiến hoá độc lập nhau mà tổ tiên của chúng còn chưa được xác định. Về nguồn gốc cây lúa trồng châu Á cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Matsuo 1997 đã nêu lên bốn giả thuyết về nguồn gốc của lúa trồng Ân Độ Trung Quốc các vùng núi ở Đông Nam Á và phạm vi rộng lớn với các nguồn gốc đa chủng loại. Tuy nhiên hiện giờ người ta tin rằng các khu vực miền núi ở Đông Nam Á rất có thể là nguồn gốc của lúa trồng. Kết luận này ủng hộ học thuyết của Morinaga năm 1967 cho rằng lúa trồng xuất phát từ phía Đông Nam chân núi Hymalaya. Điều này đã được GS. Bùi Huy Đáp đề cập từ năm 1964 Việt Nam là một trong những trung tâm sớm nhất của Đông Nam Á được nhiều nhà khoa học gọi là quê hương của cây lúa trồng nó xuất hiện cách đây chừng 10 - 12 nghìn năm cùng với nền văn hoá Hoà Bình Bùi Huy Đáp 1999 . Sự phân loại các giống lúa trồng thuộc loài O. sativa dựa trên hai cơ sở chính i độ hữu thụ của các cây lai F1 và ii các đặc .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.