tailieunhanh - Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

III. Về các khuynh hướng và sự phát triển Xuất phát từ lập trường chính trị và tư tưởng, các nhà nghiên cứu như Phạm Văn Sĩ(16), Trần Trọng Đăng Đàn(17), Trần Hữu Tá(18)và một số người khác chia văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 (trong đó có văn xuôi) thành hai khuynh hướng: một là yêu nước, cách mạng; hai là phản động, suy đồi. | Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 III. về các khuynh hướng và sự phát triển Xuất phát từ lập trường chính trị và tư tưởng các nhà nghiên cứu như Phạm Văn Sĩ 16 Trần Trọng Đăng Đàn 17 Trần Hữu Tá 18 và một số người khác chia văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 trong đó có văn xuôi thành hai khuynh hướng một là yêu nước cách mạng hai là phản động suy đồi. Phạm Văn Sĩ cho rằng chính sách văn hóa thực dân mới đã tác động và làm cho văn chương đô thị miền Nam có những xu hướng biểu hiện như văn chương chống Cộng văn chương nhân vị văn chương hiện sinh 1 Cũng như tác giả Trần Trọng Đăng Đàn coi bộ phận văn học yêu nước cách mạng là một dòng trong giữa những dòng đục 20 nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá phân tích đặc điểm của khuynh hướng văn học tích cực này là gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh đô thị với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xác lập được khuynh hướng tư tưởng - nghệ thuật nhất quán và sáng tạo nhiều phương thức hoạt động độc đáo đa dạng tập họp được nhiều lực lượng viết khác nhau và hình thành nên những trung tâm đấu tranh lớn . Tác giả kết luận Nó là sự tiếp nối của truyền thống nó khẳng định tư tưởng yêu nước tinh thần tự cường dân tộc luôn là nguồn mạch chính của văn học Việt Nam. 21 . Khác với quan điểm trên Võ Phiến cho rằng văn xuôi miền Nam vận động theo hai hướng một là đi theo con đường truyền thống hai là có xu hướng phản kháng lại. Dòng truyền thống bao gồm những tác giả không khác trước mấy về tư tưởng nghệ thuật lẫn quan điểm xã hội nghĩa là vẫn phản ánh các vấn đề đạo đức tình cảm tâm lý. con người như các nhà văn của giai đoạn trước 1945. Ví dụ Sơn Nam Bình Nguyên Lộc. xếp vào khuynh hướng phong tục Phan Du Nguyễn Văn Xuân Vũ Hạnh. có khuynh hướng xã hội Nguyễn Mạnh Côn Hồ Hữu Tường Nhất Hạnh Nguyễn Mộng Giác. thuộc khuynh hướng luận đề Nhật Tiến Lê Tất Điều Võ Hồng Doãn Quốc Sỹ. có khuynh hướng luân lý. Các khuynh hướng phản ứng lại truyền thống gồm có phản ứng trong suy tưởng Thanh Tâm Tuyền .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.