tailieunhanh - Phân tích bài thơ Tây Tiến
Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chốngn Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người. | không chỉ đọng lại cùng cảm giác hoang sơ và đơn độc cái đơn độc đầy ngạo nghễ của con người. Nơi ấy, tình người luôn ấm áp và thân thiết. Buổi liên hoan thắm tình quân dân vào thơ dường như đã nhuốm nhiều lắm cảm giác lâng lâng ngây ngất trong tâm hồn thi nhân. vì thế phải là chữ “bừng” và “đuốc” trong cảm giác về buổi liên hoan rộn rã, đầy ánh sáng. Nhưng khi kết hợp “đuốc” với “hoa” thì lại mang tới cảm giác lãng mạn của một đêm hội hoa đăng xa xưa. Cảm giác mơ mộng đưa con người vượt lên trên thực tại đơn thuần, ngỡ ngàng trước “em”. Người con gái của núi rừng với “xiêm áo” – gợi vẻ đẹp của thủơ xa xưa, trong âm thanh của tiếng khèn và trong điệu nhạc được gọi là “man điệu” như một nàng tiên trong điệu múa nghê thường, vừa e lệ, vừa cuồng nhiệt. Trong xúc cảm đắm đuối ấy, tự bao giờ, “em” đã chuyển thành “nàng”. Không gian và thời gian cũng xa xôi hơn, mơ hồ hơn tạo đà cho sóng nhạc cứ lan mãi, tận miền Viên Chăn để con người đầy mộng xây nên một nguồn thi hứng tình tứ và lãng mạn.
đang nạp các trang xem trước