tailieunhanh - LỊCH SỬ CHÂU ÂU TỪ SAU CÁCH MẠNG PHÁP ÐẾN HỘI NGHỊ VIENNE_1

Sau khi phái Jacobins bị thất bại, tư sản phản động lên nắm chính quyền dưới hình thức quốc ước Thermidor và chế độ Ðốc chính | LỊCH SỬ CHÂU ÂU TỪ SAU CÁCH MẠNG PHÁP ĐẾN HỘI NGHỊ VIENNE I. TỪ CHẾ ĐỘ TỔNG TÀI ĐẾN ĐẾ CHẾ Sau khi phái Jacobins bị thất bại tư sản phản động lên nắm chính quyền dưới hình thức quốc ước Thermidor và chế độ Đốc chính. Những năm dưới thời cai trị của quốc ước Thermidor và chế độ Đốc chính là những năm nhân dân Pháp sống trong bầu không khí chính trị đen tối và thiếu thốn về kinh tế. Nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống chính quyền. Tình hình này làm cho bọn bảo hoàng mạnh lên và ráo riết hoạt động giành chính quyền. Trong khi đó chế độ Đốc chính tỏ ra mất uy tín do những khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó là khuynh hướng tả của một số đại biểu trong quốc hội làm cho tư sản Thermidor lo ngại sẽ trở lại chế độ chuyên chính dân chủ cách mạng. Do đó giai cấp tư sản cầm quyền lo sợ. Họ cho rằng cần phải có một chính quyền mạnh để bảo đảm quyền lợi của họ vì vậy họ đã nhờ đến bàn tay của Napoléon để làm cuộc đảo chính vào ngày 18 tháng sương mù . Sau cuộc đảo chính chính quyền nằm trong tay một ban Tổng tài lâm thời gồm 3 người Napoléon Bonaparte Sièyes và Ducot. 1. Chế độ Tổng Tài. Một tháng sau ngày đảo chính một bản Hiến Pháp mới được ban hành vào tháng . Theo Hiến Pháp đứng đầu nhà nước là ba vị Tổng tài. Napoléon là Tổng tài thứ nhất nắm toàn bộ quyền hành hai vị kia chỉ là tư vấn. Quyền Lập Pháp nằm trong tay hai viện Viện Bảo dân gồm100 người trên 25 tuổi và đoàn Lập Pháp gồm 300 người trên 30 tuổi. Cả hai viện đều không có quyền đề ra luật mà chỉ thảo luận những dự án do chính phủ đưa ra. Bộ máy tinh vi của Napoléon thiết lập trong chế độ Tổng tài nhằm làm tê liệt những quyền dân chủ của nhân dân. Thực chất của chế độ mới là nền chuyên chế quân sự của phe đại tư sản mà Napoléon là người đại diện. Chính sách nội trị của ông đã chứng tỏ rằng chính phủ tư sản đã thủ tiêu những thành quả của cách mạng Pháp và chỉ giữ lại những thành quả nào của cách mạng có lợi cho giai cấp tư sản. 2. Đế chế I. 1804 - 1815 . Năm 1802 Napoléon tự phong cho mình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN