tailieunhanh - Giáo trình Quản lý đất lâm nghiệp - TS. Dương Viết Tình

Giáo trình Quản lý đất lâm nghiệp do TS. Dương Viết Tình biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên một số kiến thức và cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn tài nguyên. Nội dung giáo trình có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1 phân tích một số chính sách có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, chương 2 giới thiệu tiến trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, chương 3 giới thiệu phương pháp đánh giá đất lâm nghiệp, chương 4 giới thiệu một số mô hình sử dụng đất tổng hợp, chương 5 phương thức quản lý rừng tự nhiên. | ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LÂM NGHIỆP X0 GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH HUẾ 11-2008 TS. GVC. Dương Viết Tình Trưởng khoa Lâm nghiệp Bộ môn Lâm sinh Giảng dạy môn Khoa học Đất Quản lý đất Lâm nghiệp Lâm nghiệp Cộng đồng Email tinhkln@. Phone 0903512070 054 3529137 NR 054 3530585. 1 MỞ ĐẦU Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung. Chính sách đất đai của Nhà nước ta trong những năm gần đây đã có tác dụng thúc đẩy các tổ chức cá nhân sử dụng có hiệu quả phát huy nội lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn bảo đảm ổn định kinh tế xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy đất đai đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong việc ban hành các chủ trương chính sách nhằm phát huy tác dụng to lớn của đất đai trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đối với đất lâm nghiệp rừng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng rừng là một loại tài nguyên đặc biệt có khả năng tự tái tạo có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy công tác bảo vệ phát triển rừng là vấn đề có tính chiến lược gắn liền với sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội sẽ không có một nền kinh tế bền vững nếu không quan tâm phát triển bền vững. Mặc dù nước ta có tài nguyên rừng phong phú đa dạng có nhiều loại gỗ và lâm sản có giá trị cao từ lâu rừng đã gắn bó với cuộc sống của hàng chục triệu người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc sống ở trong rừng và gần rừng. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc doanh đáp ứng các nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Tuy nhiên trong mấy chục năm qua 1943-1995 nước ta mất đi 5 triệu ha rừng bình quân mỗi năm mất đi khoảng ha 1 . Sự mất rừng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái là nguyên nhân làm cho thiên tai những năm gần đây trở nên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN