tailieunhanh - Tiểu luận " tính tự trị của làng xã Việt Nam "
Các nghiên cứu về nông thôn cho thấy làng là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời. Trước tiên làng là một công xã nông thôn, sau mới chuyển thành đơn vị hành chính cơ sở. Và tự nó đã hàm chứa cả hai yếu tố tự trị và phụ thuộc nhà nước. Các yếu tố về địa vực, dân cư đều mang nặng tính cục bộ, bản vị. Vậy tính tự trị của làng xã là gì? Nó được thể hiện trên những phương diện nào? Nó tác động đến đời sống làng xã và đất nước ra sao?. | chính thức can thiệp vào đời sống làng xã. Từ đó đến giữa thế kỷ 18, các vua liên tục đặt các chức xã quan (xã trưởng, xã xử, xã tư). Thực ra, trong khoảng 500 năm đó, các xã quan chỉ tồn tại gián đoạn và nhìn chung là bị nhà nước coi nhẹ nên không chiếm địa vị quan trọng. Lúc đầu các xã quan được xếp vào hạng ngũ phẩm trở lên hoặc lục phẩm trở xuống. Sau đến đời nhà Lê đổi các xã quan thành xã trưởng, xã trưởng được chọn trong các nho sinh và sinh đồ. Sau đó 10 năm, đời Cảnh Trị (1663-1672), các xã quan lại một lần nữa bị hạ thấp tầm quan trọng khi xã trưởng chỉ còn được chọn trong “các con em nhà lương thiện” không có văn bằng chức phẩm gì. Từ giữa thế kỷ XVIII, các xã quan bị bãi bỏ, việc đặt xã trưởng do dân bầu. Như vậy, việc làng xã chấp nhận xã quan vào hàng ngũ cai trị trong làng có nghĩa là làng xã không còn tính tự trị độc lập. Nhưng các xã quan chỉ thực hiện một số công việc cụ thể liên quan với nhà nước. Vai trò quản lý làng xã vẫn nằm chủ yếu trong bộ máy quản lý truyền thống của làng. Cho nên làng xã so với nhà nước vẫn có một sự tự do nào đó, không còn tự trị độc lập, cũng không phụ thuộc hoàn toàn. Đó chính là sự tự trị tương đối của làng xã.
đang nạp các trang xem trước