tailieunhanh - Bình giảng bốn câu thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Bài làm: Chúng ta có thể lầm trong hai năm chứ lầm luôn trong bảy tám năm hay lâu hơn nữa, là chuyện thảng hoặc mới có ( Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh). Chuyện thảng hoặc không may mắn ấy đã xảy ra với Quang Dũng. Bao tình cảm dành cho đơn vị cũ – đoàn quân Tây Tiến với những chàng trai Hà Nội mặc áo lính, rời đô thành tới chiến đấu ở miền. | Người chiến sĩ ngã xuống nơi xứ lạ heo hút, không một nét nhang, không quan tài và ngay đến cả manh chiếu bó thân cũng không có. Họ ra đi với những kỉ vật đã gắn bó với mình suốt dọc đường hành quân, với tấm áo bạc màu đã cùng họ dầm sương dãi nắng. Những con người ấy khi sống đã phải chịu vô vàng gian khổ, lúc mất đi vẫn trong cảnh cực kỳ thiếu thốn. Nhưng Quang Dũng nói đến sự thiếu thốn mà không để lại cho ta ấn tượng nhiều về sự thiếu thốn khi tác giả nói “ áo bào” rồi “ anh về đất”. Manh áo của người lính không được diễn tả thuần hiện thực như Chính Hữu, mà với bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã nâng tấm áo mang đầy mưa nắng ấy thầy “ áo bào”. Hình ảnh “ áo bào” gợi cho ta nhớ những câu thơ cổ đến “ bức chiến bào”. Sự thiến thốn nhòa đi nhường chỗ nhiều hơn cho không khí trang trọng cổ xưa, sự hy sinh của người lính Tây Tiến đã gặp sự hy sinh của bao tráng sĩ thuở nào. Chính vì vậy, có gì gợi tới “ Cái chết nhẹ tựa long hồng”. Đặc biệt với ba chữ “ anh về đất”, tác giả đã hình tượng hóa cái chết như sự trở về với đất mẹ như đứa con trở về lòng mẹ sau bao năm xa cách. Nhờ thế, dù lần thứ hai liên tiếp trong bốn câu thơ, tác giả đã nói đến sự hy sinh mà vẫn không để lại ấn tượng nặng nề về tổn thất, những ấn tượng có thể bóp chết ý chí chiến đấu. Mất mát càng tăng lên bao nhiêu thì sự hùng tráng của khổ thơ cũng tăng lên bấy nhiêu. Đến tiếng gầm của dòng sông Mã thì bản hùng ca bi tráng khép lại trong những âm thanh cao nhất, dữ dội nhất mà cũng âm vang nhất. Thiếu những nghi thức về vật chất, Quang Dũng đã bù lại bắng những nghi thức về tinh thần. Niềm đau của lòng người đã lan tỏa ra thấm đẫm vào sông núi, trời đất. Cảm giác mất mát nào phải chỉ có trong lòng những người đồng đội mà còn có trong cả lòng sông Mã, con sông đã cùng Tây Tiến đi suốt dọc dài đường hành quân, con sông bỗng cảm thấy mình lẻ bạn. Nhưng sông Mã không than thở không rên xiết mà nó gầm lên với tất cả sức mạnh của núi rừng linh thiêng. Nội lực câu thơ dồn vào chữ “ gầm”. Tiếng gầm ấy là khúc ai điếu dữ dội của núi rừng, của đất nước tưởng niệm những người lính ngã xuống. Và như thế, Quang Dũng với tất cả hiệu lực của ngòi bút lãng mạn tô đậm cái phi thường đã nâng sự hy sinh của người lính Tây Tiến lên ngang tầm non sông như một sự an ủi cho hương hồn những người liệt sĩ. Ta bắt gặp ở đây chút không khí của sử thi, cái thời mà oai linh rừng núi cũng tấu lên khúc trường ca dữ dội trước cái chết của những người anh hùng.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
44    100    0    28-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.