tailieunhanh - VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Các cấp thể hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty - Cấp dễ thấy nhất là thực thể hữu hÌnh. Như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim truyền thống, phóng sự về doanh nghiệp ; Hay công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng ; Hoặc ngôn ngữ khẩu hiệu ; Hay chuẩn mực hành vi: nghi thức, nghi lễ, liên hoan. Và các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình . - Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện. Đó là giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm. Nó xác định. | VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Các cấp thể hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty - Cấp dễ thấy nhất là thực thể hữu hình. Như những đồ vật báo cáo sản phẩm bàn ghế phim truyền thống phóng sự về doanh nghiệp. Hay công nghệ máy móc thiết bị nhà xưởng. Hoặc ngôn ngữ khẩu hiệu. Hay chuẩn mực hành vi nghi thức nghi lễ liên hoan. Và các nguyên tắc hệ thống thủ tục chương trình. - Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện. Đó là giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm. Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị này gồm giá trị tồn tại khách quan hình thành tự phát và giá trị mà lãnh đạo mong muốn phải xây dựng từng bước. - Cấp thứ 3 là các ngầm định. Nó chính là niềm tin nhận thức suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn. Khi xây dựng doanh nghiệp nhiều người chỉ chú trọng đến vấn đề cơ cấu tổ chức nhân sự và thị trường. Có người lại chỉ coi trọng yếu tố giao tiếp làm mục tiêu để xây dựng văn hoá. Nhưng đó mới chỉ là một phần để đánh giá về sự hoạt động của doanh nghiệp và là một phần để cấu thành văn hoá doanh nghiệp. Những ai nhận thức sâu sắc về giá trị của một doanh nghiệp tồn tại thì phải đánh giá về cái gọi là tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Vì vậy cần coi văn hoá doanh nghiệp như là tôn chỉ mục đích của công ty vì nó sẽ đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp là tâm niệm về mục đích sống của doanh nghiệp đó. Và khi doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hoá mạnh thì càng khẳng định được giá trị ngầm định đó là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Điều .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN