tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính '
Cây điều (Anacardium occidentale) là một trong những cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều là một trong những chương trình trọng điểm của quốc gia. Diện tích cây điều vào khoảng 430000 ha ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, và Đông Nam bộ. Cây điều thường được trồng trên vùng đất khó khăn, nghèo dinh dưỡng hay khô hạn. Trong nhiều năm, người trồng quan niệm rằng cây điều là loại cây rừng mà không lưu ý đến áp dụng biện pháp thâm canh, và bảo vệ thực vật. | Hội thảo GAP - Bình Thuận 21-22 7 2008 Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính Tiến độ hoạt động Keith Christian1 Renkang Peng1 and Lã Phạm Lân2 1 Đại học Charles Darwin Úc 2 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Mở đầu Cây điều Anacardium occidentale là một trong những cây trồng quan trọng ở Việt Nam và sự phát triển cây điều là một trong những chương trình trọng điểm của quốc gia. Diện tích cây điều vào khoảng 430000 ha ở các tỉnh vùng Tây Nguyên Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Cây điều thường được trồng trên vùng đất khó khăn nghèo dinh dưỡng hay khô hạn. Trong nhiều năm người trồng quan niệm rằng cây điều là loại cây rừng mà không lưu ý đến áp dụng biện pháp thâm canh và bảo vệ thực vật David 1999 . Quyết định 120 199 QĐ-TTg ngày 7 5 1999 về đề án phát triển điều đến năm 2010 đã tạo điều kiện cho sự phát triển diện tích cây điều ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên sản lượng điều còn thấp vì sự tấn công của dịch hại và sự quản lý vườn điều không thích hợp. Thành phần sâu hại trên cây điều đa số là các loài thuộc bộ cánh vảy và cánh nửa An 2003 Lan và ctv. 2002 . Thông thường người trồng điều phòng trừ sâu hại bằng thuốc trừ sâu. Trong một số trường hợp thuốc trừ sâu không phát huy hiệu quả do người trồng sử dụng thuốc chưa đúng và phun thuốc phòng là chính. Để đạt được năng suất cao người trồng điều đã tin tưởng tuyệt đối vào thuốc trừ sâu điều này dẫn đến giá thành điều tăng cao nguy cơ về sự kháng thuốc của sâu hại sự ô nhiễm môi trường nông nghiệp và sự suy giảm mật số các loài thiên địch và loài thụ phấn. Ứng dụng kiến vàng Oecophylla smaragdina là tác nhân sinh học để phòng trừ sâu hại thay vì sử dụng thuốc trừ sâu là biện pháp kiểm soát sâu hại có nhiều tiềm năng. Ở đồng bằng sông Cửu Long những vườn cam quýt được sử dụng kiến vàng phòng trừ sâu hại đạt kết quả là trái có màu sắc sáng đẹp. Việc sử dụng kiến vàng như là biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại tương đối phổ biến ở
đang nạp các trang xem trước