tailieunhanh - Tưới ngập

Tưới ngập là tạo nên trên mặt đất một lớp nước nhất định và dần dần thấm vào đất. Phương pháp này áp dụng cho các cây trồng ưa nước như lúa, cói, một số cây thức ăn gia súc hoặc áp dụng trong trường hợp rửa mặn. | Tưới ngập Tưới ngập là tạo nên trên mặt đất một lớp nước nhất định và dần dần thấm vào đất. Phương pháp này áp dụng cho các cây trồng ưa nước như lúa cói một số cây thức ăn gia súc hoặc áp dụng trong trường hợp rửa mặn. Phương pháp này có những ưu nhược điểm sau - Ưu điểm Điều hoà được nhiệt độ trong ruộng có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng nhất là những lúc thời tiết nống hoặc lạnh quá. Kìm hãm được sự sinh trưởng của cỏ dại. Giảm bớt nồng độ các chất có hại trong tầng đất canh tác nhất là trong vùng mặn hoặc chua mặn. - Nhược điểm Độ thoáng khí kém. Hoạt động của vi sinh vật trong đất không điều hoà. Do vậy cần có chế độ tưới thích hợp cho từng loại cây trồng và kỹ thuật tưới tốt hạn chế được những tác hại do chúng gây ra. Khi tưới ngập cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau - Luôn luôn giữ cho ruộng có một lớp nước theo yêu cầu của chế độ tưới đã quy định. Đảm bảo chất dinh dưỡng phân bón không bị rửa trôi và đất đai không bị xói mòn. - Đảm bảo đất không phát triển theo con đường lầy hoá tái mặn. - Nâng cao hiệu suất tưới và hệ số sử dụng nước hữu ích. . San phẳng mặt ruộng San phẳng mặt ruộng là cơ sở để có thể khống chế lớp nước tưới trên mặt ruộng một cách chặt chẽ theo yêu cầu của chế độ tưới đã quy định. - Ruộng không bằng phẳng mức tưới trong ruộng chênh lệch nhau chỗ nhiều chỗ ít dẫn đến sinh trưởng phát dục không đều. - Ruộng bằng phẳng nâng cao được chất lượng và hiệu suất công tác tưới các khâu làm cỏ bón phân được thuận lợi. Mặt khác có thể mở rộng thêm kích thước thửa ruộng hệ số sử dụng đất cao. Thuận lợi cho cơ giới hoá. - Mức chênh lệch mặt ruộng cho phép là 5 cm. Trong quá trình san phẳng mặt ruộng cần chú ý các yêu cầu sau