tailieunhanh - CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA
CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA I. NHỮNG TIỀN ÐỀ CỦA CẢI CÁCH 1. Tình hình nước Nga giữa thế kỷ XIX. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến chuyên chế của Nga phải đối phó với những phong trào đấu tranh của nhân dân và các dân tộc ở Nga. Tuy giai cấp tư sản Nga còn yếu so với giai cấp tư sản Tây Âu nhưng những tư tưởng tư sản ở Nga cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội Nga, hình thành ở Nga một cuộc vận động cách mạng mới. . Chính trị: Cho đến. | CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CẢI CÁCH 1. Tình hình nước Nga giữa thế kỷ XIX. Trong nửa đầu thế kỷ XIX chế độ phong kiến chuyên chế của Nga phải đối phó với những phong trào đấu tranh của nhân dân và các dân tộc ở Nga. Tuy giai cấp tư sản Nga còn yếu so với giai cấp tư sản Tây Âu nhưng những tư tưởng tư sản ở Nga cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội Nga hình thành ở Nga một cuộc vận động cách mạng mới. . Chính trị Cho đến giữa thế kỷ XIX chế độ chính trị ở Nga vẫn là chế độ phong kiến nhưng chế độ phong kiến này lạc hậu hơn các nước khác ở Tây Âu thời trước cách mạng tư sản. Vua Nga thời kỳ này Alexandre I và Nicolas I. Dưới thời Alexandre I chế độ chính trị hết sức chuyên chế. Ông là người đề xướng ra Liên minh thần thánh đàn áp các phong trào cách mạng trong nước cũng như nước ngoài. Nhà thờ là công cụ phục vụ chính quyền. Bộ máy cảnh sát và quân đội phục vụ rất đắc lực cho chế độ. Dưới thời Nicolas I nhà vua công khai thực hiện sự chuyên chế của mình không e dè như Alexandre I. Nicolas cấm đoán sự tự do tư tưởng bằng việc thực hiện chính sách kiểm duyệt khắt khe đối với sách báo kiểm soát việc giảng dạy trong nhà trường trung học và đại học. Nicolas I phải luôn luôn đối phó với những cuộc đấu tranh của nông dân và những cuộc khởi nghĩa của những dân tộc bị áp bức khởi nghĩa của nhân dân Balan nhân dân hồi giáo ở Capcadơ. Ngoài việc đàn áp các phong trào phản kháng của nhân dân Nga còn mở rộng ảnh hưởng của mình đến các khu vực xung quanh làm chủ eo biển Bosphore và Dardanelles phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực Balkan. . Xã hội Những tư tưởng chống đối chính quyền trung ương trong quần chúng nhân dân thường xuyên bộc lộ trong xã hội Nga vì quần chúng nhân dân đặc biệt là nông dân không chịu nổi ách áp bức hà khắc của chế độ chuyên chế. Tư tưởng dân chủ đi vào xã hội Nga lúc bấy giờ từ những tầng lớp trí thức Nga chịu ảnh hưởng của triết học Ánh sáng Pháp. Thời kỳ này những tư tưởng dân chủ được truyền bá vào Nga thông qua những tác phẩm .
đang nạp các trang xem trước