tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản: năng suất, tình trạng dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng "

Chất thải từ sản xuất thâm canh cá Tra làm ô nhiễm nguồn nước mặt vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xử lý chất thải rắn từ các ao nuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách dùng bón cho đất ruộng để cây lúa thu hồi các chất dinh dưỡng như nguồn phân bón thay thế. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện từ vụ mùa mưa 2007 và trong 6 vụ lúa kế tiếp bằng cách dùng 3 liều lượng chất thải rắn (1, 2 và 3 tấn/ha) kết hợp. | Thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản năng suất tình trạng dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng Cao văn Phụng1 Nguyễn bé Phúc2 Trần kim Hoàng2 and Bell . 3 1. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long Ô Môn-TP. Cần Thơ Vietnam. Email caovanphung@hcm. 2. Đại Học An Giang TP. Long Xuyên tỉnh An Giang Vietnam 3. Khoa Khoa Học Môi Trường Đại Học Murdoch Murdoch 6150 Australia. Tóm lược Chất thải từ sản xuất thâm canh cá Tra làm ô nhiễm nguồn nước mặt vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xử lý chất thải rắn từ các ao nuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách dùng bón cho đất ruộng để cây lúa thu hồi các chất dinh dưỡng như nguồn phân bón thay thế. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện từ vụ mùa mưa 2007 và trong 6 vụ lúa kế tiếp bằng cách dùng 3 liều lượng chất thải rắn 1 2 và 3 tấn ha kết hợp với 1 3 hoặc 2 3 liều lượng phân vô cơ khuyến cáo ở mức 60N-17P-24K trong mùa mưa và ha trong mùa khô tính bằng kg ha . Năng suất lúa nhìn chung ở các nghiệm thức đều như nhau ngoại trừ nghiệm thức chỉ bón 1 tấn chất thải rắn kết hợp với 1 3 lượng phân vô cơ theo khuyến cáo thì năng suất bị giảm khoảng 0 3 tấn ha. Tuy vậy nghiệm thức bón 3 tấn chất thải rắn khi kết hợp với 1 3 lượng phân vô cơ trong mùa khô lại cho năng suất lúa cao hơn khi sử dụng với 2 3 lượng phân vô cơ . Khi rơm rạ bị lấy đi hết thì cân bằng N và P thường vẫn dương trong vụ mùa mưa nhưng lại âm trong vụ mùa khô. Để lại rơm rạ thì cân bằng K tăng thêm rất cao nhưng cân bằng N chỉ dương khi bón chất thải rắn và phân bón vô cơ ở liều cao. Cân bằng P luôn luôn dương. Trị số trung bình của tổng C N Zn và lượng hữu dụng của P K gia tăng trong đất qua 6 vụ lúa. Các kết quả này cho thấy chất thải rắn từ ao nuôi cá Tra thay thế được từ 1 3 đến 2 3 lượng phân vô cơ thường sử dụng cho lúa và khẳng định rằng chát thải rắn từ ao nuôi cá có thể được tái chế để sử dụng cho lúa để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và giảm chi phí phân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN