tailieunhanh - Báo cáo " Tính khách quan của vai trò chính phủ trong quy trình lập pháp "

Trong lịch sử các học thuyết về nhà nước và pháp quyền cho đến thời kỳ đầu phong trào chủ nghĩa lập hiến, vai trò của cơ quan hành pháp trong hoạt động lập pháp chưa từng được đề cập đến. Tuy nhiên, hành pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động lập pháp và vai trò này đã được khẳng định từ trong hoạt động thực tiễn của chính cơ quan này. Đó là, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên cần có luật để thực hiện chức năng quản lý và nếu thiếu sự. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học 26 2010 200-205 Tính khách quan của vai trò chính phủ trong quy trình lập pháp Trần Quốc Bình Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 8 năm 2009 Tóm tắt. Trong lịch sử các học thuyết về nhà nước và pháp quyền cho đến thời kỳ đầu phong trào chủ nghĩa lập hiến vai trò của cơ quan hành pháp trong hoạt động lập pháp chưa từng được đề cập đến. Tuy nhiên hành pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động lập pháp và vai trò này đã được khẳng định từ trong hoạt động thực tiễn của chính cơ quan này. Đó là xuất phát từ nhu cầu tự nhiên cần có luật để thực hiện chức năng quản lý và nếu thiếu sự cho phép đó thì cơ quan hành pháp chẳng thể làm gì được cả bởi vì trong nhà nước pháp quyền cơ quan công quyền chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu cần sửa đổi bổ sung ban hành luật mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý điều hành của cơ quan hành pháp. Bên cạnh đó soạn thảo văn bản dự luật là một công đoạn hết sức quan trọng trong quy trình lập pháp đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia về chính sách và chuyên gia soạn thảo luật. Các chuyên gia này chủ yếu đều xuất phát và công tác trong các cơ quan hành pháp mà khó có thể tìm thấy ở một cơ quan nào khác. Đây cũng là một đặc trưng quan trọng thể hiện vai trò khách quan của cơ quan hành pháp trong quy trình lập pháp. Sau cùng một thực tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay hơn 90 các dự án luật có nguồn gốc hoặc xuất phát từ cơ quan hành pháp trong khi đó ở Việt Nam thì tỷ lệ này là hơn 95 . Con số này một lần nữa khẳng định nhu cầu và vai trò khách quan của Chính phủ trong hoạt động lập pháp. Mọi lý thuyết về lập pháp đều chỉ ra rằng pháp luật thực định do con người làm ra đều phải phù hợp với pháp luật của tự nhiên phù hợp với các quy luật của đời sống xã hội phù hợp với thực tiễn đặc biệt không được trái với pháp luật của tự nhiên vì nếu không tuân thủ pháp luật của tự nhiên thì trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN