tailieunhanh - NGHỀ TRUYỀN THẦN

Đi trên đường phố Hà Nội, đôi khi ta bắt gặp những tấm biển mang dòng chữ "Cửa hàng truyền thần" nhưng chúng thường không gây cho ta một ấn tượng gì đặc biệt. Thậm chí, có người cả đời chẳng bao giờ bước vào nơi ấy. Tôi cũng vậy. Dù biết chúng xuất hiện trước khi mình sinh ra, tôi cũng chưa bao giờ để ý đến những cửa hàng đó. Nhưng rồi một hôm, tôi thơ thẩn ngắm nhìn một vài bức tranh treo ở một cửa hàng và mạnh dạn bước vào. Thật như một cuộc hội. | NGHỀ TRUYỀN THẰN Đi trên đường phố Hà Nội đôi khi ta bắt gặp những tấm biển mang dòng chữ Cửa hàng truyền thần nhưng chúng thường không gây cho ta một ấn tượng gì đặc biệt. Thậm chí có người cả đời chẳng bao giờ bước vào nơi ấy. Tôi cũng vậy. Dù biết chúng xuất hiện trước khi mình sinh ra tôi cũng chưa bao giờ để ý đến những cửa hàng đó. Nhưng rồi một hôm tôi thơ thẩn ngắm nhìn một vài bức tranh treo ở một cửa hàng và mạnh dạn bước vào. Thật như một cuộc hội ngộ tôi được ông Bảo Nguyên một trong những người vẽ truyền thần sành điệu nhất Hà Nội giải bày về nghề nghiệp của mình. Truyền thần là một từ gốc Trung Quốc có nghĩa là truyền lại cái thần của người được vẽ. Họa sĩ vẽ chân dung trực tiếp từ người mẫu có lẽ hợp với từ này hơn vì công việc truyền thần ngày nay thực chất chỉ là truyền ảnh. Khi chưa có máy ảnh các họa sĩ vẽ chân dung phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được một bức vẽ và tất nhiên chỉ có giai cấp quí tộc mới có đủ khả năng để thuê vẽ như vậy. Bức tranh Nguyễn Trãi hiện đang được lưu giữ chính là một trong những bức tranh thuộc loại đó. Tuy nhiêu ông Bảo Nguyên cho rằng truyền thần vẫn sát với công việc của ông vì ông chỉ mượn ảnh để truyền lại cái thấn của người được vẽ. Quan trọng và khó khăn nhất là việc vẽ mắt vào giai đoạn cuối của bức tranh. Ta vốn có câu Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn mắt có sống động thì bức tranh mới thật. Công việc đó người ta gọi là điểm nhãn cho tranh. Vẽ mắt xong là bức tranh coi như hoàn thành vì những phần khác của tranh đã được vẽ từ trước rồi. Vào những năm 30 của thế kỷ này tranh sơn dầu dưới ảnh hưởng của trường phái ấn tượng Pháp nhanh chóng tỏa sáng trong những phòng vẽ của các họa sĩ tiên phong. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng cho ra đời nhiều họa sĩ bậc thầy của hội họa Việt Nam. Người mẫu ngự trị trong những tác phẩm rực rỡ ấy là các thiếu nữ Hà Nội còn những người Hà Nội khác thì rủ nhau vào hiệu ảnh. Hồi đó tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác đã xuất hiện những hiệu ảnh tân kỳ với những tấm ảnh rõ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN