tailieunhanh - Báo cáo " Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới "

Trong thời đại bùng nổ thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ như hiện nay đã tạo ra nhiều hình thức, phương pháp mới đẻ khai thác tác phẩm và truyền bá chúng trong thời gian ngắn, khiến cho việc bảo hộ các đối tượng quyền tác giả càng đóng vai trò quan trọng hơn bap giờ hết. Nâng cao hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách, đặc biệt khi mà hệ thống này ở Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm bất cập. Bởi vậy, trong thời gian. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học 25 2009 259-264 Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới Nguyễn Lan Nguyên Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thuỷ Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2009 Tóm tăt. Trong thời đại bùng nổ thông tin tiến bộ khoa học công nghệ như hiện nay đã tạo ra nhiều hình thức phương pháp mới đẻ khai thác tác phẩm và truyền bá chúng trong thời gian ngắn khiến cho việc bảo hộ các đối tượng quyền tác giả càng đóng vai trò quan trọng hơn bap giờ hết. Nâng cao hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách đặc biệt khi mà hệ thống này ở Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm bất cập. Bởi vậy trong thời gian tới nhiệm vụ của chúng ta là chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên thực tế. Nhìn một cách tổng quát hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ SHTT được hình thành từ cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của hai công ước nền tảng là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 và Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886 . Sau thời gian này hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu năm 1891 Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng năm1961 Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới năm 1961 Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế năm 1970 Công ước Brussels về việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh năm 1974 . Sự ra đời của các công ước quốc tế nêu trên đã ngày càng khẳng định vai trò của ĐT 8-4-37548514. E-mail lannguyen145@ quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư sản xuất và thương mạiở từng quốc gia cũng như trong các quan hệ kinh tế quốc tế đóng góp đáng kể vào việc đặt nền tảng và sự phát triển của hệ thống bảo vệ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Tuy vậy do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế chưa cao

TỪ KHÓA LIÊN QUAN