tailieunhanh - Báo cáo " Những điểm chung giữa vi phạm hành chính và tội phạm"

Yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải thiết lập chế độ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân. Để làm được điều này, trên phương diện khoa học pháp lý, trước hết cần phải làm rõ tính chất đặc thù của các loại vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật hiện nay xảy ra trên nhiều lĩnh vực: hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, môi trường. giữa các loại vi phạm pháp luật việc phân biệt chúng dựa vào đặc điểm và các yếu tố cấu thành của từng loại vi phạm | NHỮNG ĐIẾM CHUNG GIỮA vi PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TỘI PHẠM Trần Thu Hạnh Yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi phải thiết lập chế độ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân. Để làm được điều này trên phương diện khoa học pháp lý trước hết cần phải làm rõ tính chất đặc thù của các loại vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật hiện nay xảy ra trên nhiều lĩnh vực hành chính dân sự hình sự kinh tế lao động môi trường. giữa các loại vi phạm pháp luật việc phân biệt chúng dựa vào đặc điểm và các yếu tố cấu thành của từng loại vi phạm. Trong các loại vi phạm pháp luật này thì vi phạm hành chính và tội phạm là 2 dạng phổ biến nhất của vi phạm pháp luật giữa chúng có mối quan hệ mật thiết trong nhiều trường hợp có thể chuyển hoá cho nhau. Luật hành chính và luật hình sự nước ta quy định về vi phạm hành chính và tội phạm. Mặc dù là 2 loại vi phạm pháp luật khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung. Việc nghiên cứu những điểm chung của hai loại vi phạm này có ý nghĩa trong việc xây dựng hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Theo chúng tôi vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm chung sau đây 1. Vi phạm hành chính và tội phạm đều là vi phạm pháp luật Cơ sở của vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của các chủ thể. Nguyên nhân chủ yếu của vi phạm pháp luật là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra với lợi ích của người vi phạm tức chủ thể của hành vi. Mâu thuẫn đó mang tính chất xã hội bởi vì cả qui phạm pháp luật và chủ thể hành vi đều có tính xã hội. Các hành vi vi phạm pháp luật tuy có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức độ của hậu quả do hành vi gây ra nhưng chúng có điểm chung nhất đó là tính chất xã hội - là những thiệt hại tổn thất về những mặt khác nhau đối với lợi ích của giai cấp nhóm xã hội nói riêng và của cả xã hội nói chung. Xuất phát từ những lợi ích của mình mà Nhà nước đã định ra những qui phạm pháp luật. Cơ sở của vi phạm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN