tailieunhanh - TRIẾT HOC MÁC-LÊNIN: BA QUY LUẬT PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT_2

Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) | TRIẾT HOC MÁC-LÊNIN BA QUY LUẬT PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật chiều dài chiều rộng chiều cao của sự vật . Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn số sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần tuý về lượng song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật. 2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó. Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lập tức về chất của sự vật. Mặt khác có thể trong một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ thậm chí có thể lên tới hàng ngàn độ song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định gọi là độ thì chất cũ sẽ mất đi chất mới sẽ thay thể chất cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng mới tích luỹ được. Độ là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN